Có người nỗ lực cả đời vẫn không làm nên thành tựu, có người lại được trời phú cho những đặc trưng riêng biệt để trở thành bậc thầy kinh doanh.
Từ các doanh nhân thành công ngày nay như Lý Ngạn Hoành của Baidu, Bill Gates của Microsoft, Steve Jobs của Apple, Peggy Cherng của Panda Express,… chúng ta có thể tìm kiếm một số điểm tương đồng liên quan mật thiết tới sự thành công của họ.
Trước hết, họ đam mê nhưng rất lý trí. Họ không chỉ đơn giản là yêu thích khởi nghiệp và kinh doanh, mà có kế hoạch và mục tiêu để đạt được thành tích tốt. Họ đều làm những việc yêu thích của bản thân nên có thể nỗ lực hết mình, chăm chỉ mỗi ngày dưới cường độ áp lực to lớn mà không biết mệt mỏi. Họ vừa là người kiểm tra chất lượng, vừa là người không ngừng sửa chữa, cải tiến và thay đổi sản phẩm từng ngày.
Nếu một doanh nhân có thể đáp ứng các điều kiện này trong nhiều thập kỷ, thì họ đã có ít nhất 60% yếu tố thành công.
1. Ham muốn mạnh mẽ
“Mong muốn” thường đại diện cho mục tiêu và lý tưởng cuộc sống của một người. Sự khác biệt giữa mong muốn của doanh nhân với người bình thường chính là luôn đặt lý tưởng vượt xa với thực tế của họ.
Để thỏa mãn chính mình, họ cần phá vỡ vị thế hiện tại, từ bỏ cái lồng an toàn nhưng chật chội, không đủ không gian tiến bộ đang tồn tại. Do đó, ham muốn và đam mê của các doanh nhân thường đi kèm với sức mạnh của hành động và sự hy sinh.
Đây không phải là điều mà người bình thường có thể làm.
Vì ham muốn, chúng ta không thỏa mãn với thân phận, địa vị và tài phú đang sở hữu, chúng ta tìm đến con đường kinh doanh để thay đổi, tiến bộ và tích lũy, tạo ra những giá trị mới, nâng cao thân phận, địa vị và tài phú của mình trong tương lai.
Đây là con đường chung của tất cả những nhà kinh doanh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Họ hiểu đạo lý: “Dục vọng, ham muốn của con người chính là động lực lớn nhất để thành công.”
2. Sự nhẫn nại vượt sức tưởng tượng
Trên con đường kinh doanh, chúng ta phải trả giá công sức, nỗ lực, chịu đựng rất nhiều khó khăn, vất vả, thậm chí là áp lực và chịu bị sỉ nhục. Chính vì thế, đối với người bình thường, kiên nhẫn chỉ là một đức tính. Nhưng đối với các doanh nhân, kiên nhẫn là một phẩm chất bắt buộc.
Người xưa có câu: “Chịu được khổ trong khổ, phương vi nhân thượng nhân”, có nghĩa là chịu được cực khổ và vất vả mới có thể gặt hái thành công. Gặp việc gì cũng cố gắng làm chứ đừng buông tay, khi đã thành công thì sẽ là một người xuất chúng.
Đối với bản thân người làm kinh doanh, nhọc nhằn về thể xác không có ý nghĩa gì, nhưng sự nhọc nhằn về tinh thần mới đem tới những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, trước khi bắt đầu, hãy tự hỏi chính mình đã sẵn sàng tâm thái để đối mặt với những thách thức trên con đường phía trước hay không.
3. Mở mang tầm mắt, nhìn thấu cơ hội
Trong kinh doanh, kiến thức và tầm nhìn chính là yếu tố then chốt để thu hẹp khoảng cách giữa bạn và thành công một cách hiệu quả, giúp con đường phát triển sau này thuận lợi hơn rất nhiều.
Một doanh nhân thành công không chỉ cần hiểu về ngành nghề, thị trường, nguyên tắc hoạt động, công nghệ trong chính lĩnh vực mà mình hoạt động. Họ còn phải tận dụng kiến thức của mình để gia tăng độ nhạy bén trong ý thức kinh doanh.
Với CEO Vương Truyền Phúc của BYD, nhà sản xuất ô tô và pin sạc hàng đầu, cũng là đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ xanh, cảm hứng khởi nghiệp của ông đến từ một lần đọc báo công nghiệp quốc tế. Ông tình cờ được biết Nhật Bản tuyên bố rằng, họ sẽ không sản xuất pin Ni-Cd (Niken Cadmium) nữa. Thế là ông nhận ra cơ hội của mình trong lĩnh vực này đã đến và nhanh chóng khởi nghiệp, chen chân vào thị trường đầy tiềm năng.
Nhiều người đánh đồng việc đọc với nhu cầu giải trí. Còn trong kinh doanh, việc đọc và mở mang kiến thức đã trở thành một phần của công việc. Người nào càng đọc nhiều, biết nhiều thì càng tiếp cận sớm với những cơ hội thành công dễ dàng hơn. Tầm nhìn của một doanh nhân rộng bao nhiêu và sự nghiệp của anh ta sẽ lớn đến mức nào.
4. Giỏi nắm bắt xu hướng
Xu hướng chính là thời thế. Bất cứ ai đã làm kinh doanh đều biết rằng chìa khóa để kiếm tiền nhanh chóng chính là nắm bắt và đi đầu xu thế kịp thời. Tận dụng được điều đó không khác gì chèo thuyền xuôi theo dòng nước, không cần cố sức cũng đạt được kết quả.
Xu thế có thể chia làm 3 loại khác nhau: đại, trung và tiểu thế. Đại thế, là phương hướng phát triển của quốc gia xã tắc, đường lối chính sách xây dựng kinh tế, sự thay đổi của đường lối lãnh đạo.
Trung thế là cơ hội, thời cơ của chính bản thân nắm bắt từ nhu cầu, sở thích và hứng thú của thị trường. Tiểu thế lại đến từ năng lực, tính cách và sở trường của mỗi một cá nhân.
Nếu người làm kinh doanh có thể lựa thời lựa thế, nắm bắt được cả 3, không khó để tìm kiếm được cơ hội thành công lâu dài.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…