Đối với phần lớn mọi người, công việc chiếm rất nhiều thời gian. Với dân công sở, thời gian họ ở công ty cũng là thời gian dành cho đồng nghiệp. Vậy nên, họ muốn biết tính cách, sở thích của từng người và có cách ứng xử khác nhau.
Dưới đây là 5 loại người cần cư xử khéo léo hơn để tránh gây mâu thuẫn nội bộ:
Người ích kỉ
Kiểu người này không bao giờ ghi nhận công sức của mọi người và luôn muốn là tâm điểm chú ý. Trong các cuộc họp, họ sẽ gạt bỏ hết ý kiến của người khác và khăng khăng cho rằng cách của họ tốt hơn, dù mọi người đều ngán ngẩm.
Đồng nghiệp của bạn có thể là dạng người này: ích kỉ, tự phụ và có cái tôi quá lớn. Bản thân họ sẽ có khuynh hướng dìm người khác xuống để khiến họ cảm thấy mình tốt đẹp hơn. Đừng cố phản bác hay chỉ ra cái sai của họ, việc này chỉ làm tình hình tệ đi và họ sẽ tiếp tục trong tương lai.
Vậy nên làm gì? Thay vì đạp đổ cái tôi của họ hay lờ đi, Craig Malkin -nhà tâm lí học – cho biết cách tốt nhất là biết “nắm bắt” và công nhận những cống hiến của họ.
Craig Malkin nói thêm: “Chú ý đến những chi tiết, hành động nhỏ sẽ rất có hiệu quả”.
Ví dụ, họ mang cà phê đến vào ngày bạn đang làm việc vất vả. Hãy nói cảm ơn và thể hiện thành ý của mình.
Người chuyên buôn chuyện
Đáng buồn rằng, việc tám chuyện, bóc mẽ nhau không phải việc chỉ có ở trường học, đó là bản chất con người. Theo một báo cáo năm 2019, con người dành ra trung bình 52 phút mỗi ngày trên 16 tiếng họ tỉnh táo chỉ để tán dóc.
Nói chuyện phiếm một chút thì vô hại và để giết thời gian. Nhưng nếu vượt quá mức dẫn đến tin đồn thất thiệt và sự căng thẳng không cần thiết, thói quen này sẽ gây ra sự tiêu cực và vắt kiệt năng lượng của bạn. Việc này cũng gây mất đoàn kết trong công ty, bởi các nhân viên không biết nên tin tưởng ai.
Tuy nhiên, luôn có cách đối phó với những kiểu người này. Lisa Evans gợi ý, hãy biết “chọn bạn mà chơi”, làm thân với những người vui vẻ, hòa đồng và hạn chế những đồng nghiệp chỉ biết bới móc và lấy người khác làm thú vui bàn tán. Trong trường hợp bất khả dĩ, hãy rời khỏi cuộc nói chuyện hoặc hỏi họ độ chính xác của thông tin.
Hỏi thẳng người phát ngôn là cách giúp bạn biết đó chỉ là những lời bịa đặt, tán dóc hay họ đang nói sự thật. Đặt những câu hỏi như vậy, bạn sẽ ở vị trí một người thích lắng nghe mọi người chia sẻ thông tin xác thực, không phải một người có thói quen “ngồi lê đôi mách”.
Người luôn bi quan
Công việc nào cũng có những mặt tối, không có gì là sai trái khi nhìn thẳng vào hiện thực. Nhưng có sự khác biệt giữa nhìn nhận, chỉ ra cái sai để sửa, hoàn thiện hơn và cố tìm ra lý do bào chữa cho lỗi lầm của mình.
Người bi quan hay người hay phàn nàn có biểu hiện như vậy. Chỉ cần một người như vậy ở văn phòng thôi, năng lượng tiêu cực của họ sẽ ảnh hưởng tất cả mọi người. Họ cư xử như vậy có thể bởi vì muốn có người lắng nghe và biết cảm giác của họ.
Cách cư xử với dạng người này là lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của họ. Bạn không cần đồng ý với mọi điều, hãy lắng nghe thật chân thành và chia sẻ với họ. Erica Latrice – người phát ngôn nhiều kinh nghiệm chia sẻ: “Trong một nơi làm việc bao quanh bởi những con người kêu ca như vậy, hãy áp dụng câu: Nếu tôi là bạn, tôi cũng cảm thấy như vậy”. Hãy hỏi họ tình huống cụ thể và gợi ý cách giải quyết vấn đề.
Người lười biếng, thiếu tính cạnh tranh
Nếu là con người của công việc, luôn bỏ 100% sức lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, hẳn bạn sẽ tức điên nếu phải làm việc chung với kiểu người này. Loại người này sẽ tranh làm phần đơn giản, ít tốn sức nhất, trong lúc bạn và cả nhóm bỏ công lao ra nghiên cứu.
Báo cáo với cấp trên là việc ai cũng nghĩ đến trong tình huống này, nhưng lại không phải cách giải quyết hiệu quả. Vấn đề cốt lõi ở đây là họ không có động lực thích đáng. Có thể nói, họ là kiểu người muốn có sự tự do, không bị điều khiển. Họ sẽ không chấp thuận bị người khác giao việc với thời gian cụ thể. Tuy vậy, họ bị thu hút bỏi thử thách, tính hiếu chiến.
Hãy thử cách nói khác với kiểu người này: “Mọi người không nghĩ chúng ta có thể đạt doanh thu tháng này. Bạn nghĩ sao?”
Người bắt nạt
Giống việc tán dóc, hiện tượng bắt nạt không chỉ tồn tại trong thời đi học. Trong khi phần lớn mọi người đều trưởng thành, một số ít vẫn tiếp tục thói hung hăng, bành trướng sức mạnh của mình, dễ thấy hiện tượng “ma mới bắt nạt ma cũ” nơi công sở. Họ sẽ sỉ nhục người khác nơi công cộng hay lợi dụng sự yếu đuối của những người dễ bị tổn thương; hay có thể lạm dụng chức quyền để gây khó dễ với cấp dưới.
Patricia G. Barnes- chuyên gia nghiên cứu hành vi làm dụng nơi công sở – cho biết: “Đừng phản ứng với hành động của những ngời này, đấy là điều họ muốn thấy”.
Khi không nhận lại phản ứng mong đợi, họ sẽ dần chán và dừng lại. Nếu không có dấu hiệu ngừng lại, hãy ghi lại bằng chứng và đưa lên báo cáo cấp trên.
Theo Fast company
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…