Chuyện đời

7 dấu hiệu cảnh báo bạn sẽ thất bại trong kinh doanh, đặc biệt mắc bẫy “tư duy khan hiếm” mà không hề hay biết!

Những thất bại trong kinh doanh thực ra đều có dấu hiện từ trước. Chỉ là do bạn không nhìn ra hoặc không hiểu được vấn đề đó. Hãy tỉnh táo trước khi quá muộn!

Kinh doanh là một trong những “nấc thang” giúp nhiều người đổi đời, chuyển hóa số mệnh. Nhưng kinh doanh THÀNH hay BẠI nó lại là dấu hỏi lớn với mỗi nhà kinh doanh. 

Tôi từng gặp không ít người thông minh thất bại trong kinh doanh.

Tôi từng gặp không ít kẻ khù khờ thất bại trong kinh doanh.

Tôi cũng gặp không ít người coi kinh doanh như một trò chơi đỏ đen, may rủi.

Dưới đây là 7 dấu hiệu thất bại trong kinh doanh. Chúng đều có những tín hiệu báo trước, chỉ là do bạn không nhìn ra hoặc không hiểu được vấn đề đó. 

1. Bạn sợ, không dám đối mặt với rủi ro

Người đồng sáng lập của Uptima Business Bootcamp – ông Rani Langer Croager đã chia sẻ: “Thành lập và phát triển một doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng lượng”. Bạn sẽ dễ dàng gặp những rủi ro hoặc trở ngại như: Rào cản ngoài dự kiến, cạn vốn, cho tới mất động lực tăng trưởng.

Đấy là trong môi trường doanh nghiệp. Nếu kinh doanh nhỏ lẻ bạn sẽ gặp hàng tá những thứ rắc rối trời ơi đất hỡi kiểu như hàng xóm “tốt bụng”, đối thủ chơi xấu, nguồn hàng trục trặc, cho đến việc bị khách hàng than phiền, chê trách.

Chưa hết, bạn phải đối mặt với việc bán hàng, marketing, Ads đã chạy chưa, tại sao lượt tiếp cận ít vậy? Rồi thì mưa gió bão bùng, trending khổng lồ hút hết mất khách, v.v…

Bản chất của kinh doanh là rủi ro. Nếu bạn sợ hãi không dám đối mặt với những rủi ro, đó là dấu hiệu rõ ràng bạn sẽ thất bại trong kinh doanh.

2. “Tư duy khan hiếm”

Tư duy khan hiếm là những người luôn nghĩ rằng “cơ hội cho mình đã hết từ 1000 năm trước.”

Ngay cả khi Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ để kinh doanh như hiện nay. Họ vẫn nghĩ rằng phải ở một phương trời tây xa xăm nào đó mới có cơ hội cho mình.

Thật ngớ ngẩn! Đất lên giá khi chưa thành hình, muốn mua căn hộ rẻ hơn thì phải mua trên giấy, muốn kinh doanh dễ dàng, đó phải là thị trường chưa được ai khai phá.

Nhưng người tư duy khan hiếm thì trong trường hợp nào họ cũng nghĩ không còn cơ hội. Như ông cha ta vẫn dạy: “Chưa làm mà đã nghĩ tới thất bại thì chỉ có thất bại.”

Nếu bạn đang có tư duy như trên thì nhất định không được tham gia vào việc kinh doanh bởi chờ đón bạn trước mắt có thất bại mà thôi.

3. Cần lợi nhuận gấp

Đừng bao giờ coi kinh doanh hay đầu tư là nguồn để tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Một căn hộ giá rẻ cũng phải mất đến cả tháng, qua đủ các kênh bất động sản mới tìm được chủ nhân mới. Đầu tư cổ phiếu cũng vậy, đâu phải chơi bit coin mà nay mua mai bán?

Kinh doanh hay đầu tư nó đều là 1 quá trình dài. Theo thống kê của Small Business Trends, chỉ có khoảng 40% những startup có lợi nhuận ngay từ những năm đầu tiên.

“Success takes time!” Nếu kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận gấp? Đó là dấu hiệu bạn sẽ thất bại thảm hại trong kinh doanh.

4. Mù mờ số liệu trong kinh doanh

“Công ty em doanh thu 1 tháng làm được bao nhiêu?”

“Dạ 500 triệu anh ạ.”

“Cao phết nhỉ. Vậy chi phí marketing 1 tháng bao nhiêu?”

“Dạ 400 triệu.”

“Tiền mặt bằng và nhân viên bao nhiêu?”

“Dạ 120 triệu.”

“Vậy em lỗ bao nhiêu tiền 1 tháng?”

“Vâng, em đến đây để chào bán công ty.”

Bạn kiếm được bao nhiêu tiền KHÔNG QUAN TRỌNG bằng việc bạn cầm về được bao nhiêu sau khi trả hết tất thảy các chi phí.

“Tại sao sếp lại quan tâm đến kế toán hơn em? Em là sale, em là người trực tiếp đem tiền về cho công ty cơ mà.”

“Em thông cảm. Không có kế toán anh chỉ còn nước lấy lá mít mà trả lương cho em.”

Thất bại trong kinh doanh sẽ xảy ra nếu bạn không hiểu được vấn đề tài chính và không nắm được dòng tiền của công ty mình. Nếu kinh doanh nhỏ lẻ, hãy là người kế toán xuất sắc nhất mình có thể trở thành.

5. Thiếu kế hoạch kinh doanh rõ ràng và lâu dài

Mục tiêu của năm là gì?

Mục tiêu của tháng là gì?

Doanh thu 6 tháng tới là bao nhiêu?

Giờ này năm sau công ty có bao nhiêu nhân viên?

Lập một kế hoạch lâu dài là khi bạn đang đi trên con đường mình định ra. Kế hoạch tốt sẽ là kế hoạch bao gồm những phương án xử lý khi gặp rủi ro và biến động của thị trường. Sở hữu kế hoạch tốt sẽ giúp bạn tăng tính phòng thủ và trụ lại lâu dài hơn.

Langer-Croager khuyên rằng: “Nếu đang chuẩn bị thành lập một công ty, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường và xây dựng một kế hoạch kinh doanh”. Mọi hoạt động và quyết định đều cần phải tuân theo kế hoạch này một cách cách hợp lý nhất.

6. Chưa thử nghiệm ý tưởng kinh doanh

Trước khi ra mắt cuốn sách 4 hour workweek, Tim Ferriss đã dùng một phương pháp rất hay. Đó là ông ta chạy Google Ads cho tất cả tiêu đề sách mà mình nghĩ ra trong đầu.

Rồi sau cùng cái tên 4 hour workweek được click nhiều nhất. Khi sách ra mắt. Bởi vì ý tưởng đã được thực nghiệm, thế nên sách cứ thế bán chạy vèo vèo lên top seller.

Trong quá trình kinh doanh sẽ có những ý tưởng và sản phẩm nghe có vẻ hiệu quả nhưng thực tế lại KHÔNG CÓ THỊ TRƯỜNG. Đây chính là một trong những lý do khiến cho nhiều startup và business chết yểu.

Bạn phải thử nghiệm thị trường và nghiên cứu kỹ để thấy được nhu cầu thực sự. Bởi rất có thể bạn đang tốn nhiều thời gian và công sức chỉ để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mà KHÔNG AI CẦN TỚI!

7. Không tự lực cánh sinh

Người Nhật có câu “Thương trường như chiến trường.” Đây không phải nơi để bạn cười mỉm vài cái rồi cầm tiền như làm mẫu ảnh. Đây là nơi để bạn lăn lộn, đổ mồ hôi, và tồn tại!

Thế nên chẳng ai giúp được bạn đâu. Bạn bè hiểu chuyện đấy, nhưng ai cho bạn vay tiền khi thất bại? Bố mẹ thông cảm đấy, nhưng có dám đưa tiền cho bạn kinh doanh lần 2 không? Đối tác gần gũi đấy, nhưng rồi sẽ trở nên xa cách khi doanh nghiệp bạn yếu dần.

Không ai đứng ra để lo cho bạn cả. Một ngày tôi ở trong xó nhà và nhận ra điều có vẻ tệ hại này. Tự lực cánh sinh là con đường duy nhất để bạn tồn tại trong kinh doanh.

Trong khi nếu vừa kinh doanh vừa dựa dẫm, bạn sẽ chẳng thể hiểu được bản chất thực sự của công việc này là gì. Bạn chẳng thể hiểu nổi ý nghĩa công việc bạn đang phát triển. Bạn chẳng thể hiểu lý do mình đến với thị trường này là gì.

Đó là 7 dấu hiệu bạn sẽ thất bại trong kinh doanh. Thực ra thất bại hay không đã có biểu hiện từ trước. Có điều nếu không nhận ra, bạn sẽ đi vào ngõ cụt, công việc kinh doanh của bạn càng ngày càng tệ hại hơn. Hãy mạnh dạn đánh giá và nhìn nhận khách quan hơn về công việc kinh doanh mà mình đang theo đuổi để mỗi quyết định đưa ra là sáng suốt và chuẩn xác! 

(Theo Chinhem; Lai H.)  

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago