Một người trưởng thành khi đã nói ra bất kỳ điều gì phải có trách nhiệm với lời nói của chính mình.
Vào thời cổ đại, khi giao tiếp nếu mọi người muốn đưa ra ý kiến gì họ sẽ nói: “Có điều này không biết có nên nói hay không”. Người nói ra câu nói đó được đánh giá là rất thông minh, vừa để dò thăm xem ý tứ người kia như thế nào, vừa có thêm thời gian suy nghĩ xem có nên nói ra hay không. Những điều không nên nói thì tốt nhất đừng nên nói ra để tránh người khác cho mình là người mất lịch sự, thậm chí sẽ để lại hậu quả không tốt.
Trong công việc mọi người càng cần phải có trách nhiệm với những gì mình nói, bởi vì điều đó có liên quan đến hình ảnh cá nhân của bạn, thậm chí liên quan đến cách nhìn của lãnh đạo đối với bạn. Do đó, giao tiếp với các nhà lãnh đạo nên thận trọng hơn, nếu không, vô tình nói những lời không đáng nói sẽ khiến đối phương có ấn tượng không tốt về bạn, lúc bạn hối hận cũng đã muộn rồi.
Cho nên khi bạn nói chuyện với sếp bạn không nên nói ba điều sau, nếu không bạn sẽ sớm bị loại bỏ trong mắt cấp trên.
Không nên nói về chế độ phúc lợi của công ty đối thủ
Công việc phải có sự cạnh tranh thì mới có cơ hội thăng tiến, cạnh tranh ở khắp mọi nơi, cạnh tranh không chỉ xảy ra đối với những người nhân viên như chúng ta, mà cả đối với các nhà lãnh đạo, họ cũng chịu áp lực cạnh tranh mọi lúc, mọi nơi.
Sự cạnh tranh của nhân viên đến từ chính đồng nghiệp của họ, và sự cạnh tranh của các nhà lãnh đạo chủ yếu đến từ các công ty khác trong cùng ngành. Ngay cả khi là lãnh đạo, họ cũng sẽ được đem ra so sánh với nhau, so sánh về các kỹ năng lãnh đạo của họ, so sánh phong cách quản lý của họ, so sánh cách họ đối xử với nhân viên và tất nhiên so sánh chế độ phúc lợi của công ty này với công ty kia.
Các nhà lãnh đạo cực kỳ mẫn cảm về vấn đề so sánh chế độ phúc lợi giữa các công ty với nhau. Nếu khi nói chuyện với sếp mà bạn đề cập đến chế độ phúc lợi của công ty đối thủ sếp sẽ nghĩ bạn phải chăng muốn thay đổi công việc? Phải chăng bạn không hài lòng với hiện tại? Điều này sẽ tạo ra một khoảng cách giữa bạn và sếp, thậm chí khiến nhà lãnh đạo không còn tin tưởng bạn, điều này rất tệ cho bạn.
Không nên nói quá nhiều về thành tích của cá nhân trong quá khứ
Hầu hết mọi người đều biết để cho lãnh đạo hiểu về năng lực của bản thân thì họ sẽ chú tâm đến bạn nhiều hơn, cho bạn nhiều cơ hội để thăng tiến hơn, giúp bạn sớm được thăng chức, tăng lương.
Nhưng hãy nhớ rằng, nếu muốn lãnh đạo thừa nhận năng lực của bạn, bạn cần phải chứng minh cho sếp bạn thấy chứ không phải là ngồi đó mà kể lể cho sếp nghe trước đây bạn đã giỏi như thế nào. Bạn không chịu đứng dậy để thực hiện lại những chiến công của bạn trong quá khứ cho sếp thấy thì bạn không thể nào đem đến sự ngạc nhiên cho sếp được.
Do đó, những thành công trong quá khứ của cá nhân chỉ nên nói với bậc lãnh đạo trong cuộc trò truyện đầu tiên, sau đó không nên tiếp tục đề cập đến nữa. Nói nhiều quá thành nhàm chán chỉ khiến cho người khác cảm thấy bạn là người ba hoa không có chí tiến thủ.
Không nên nói về sự tranh chấp giữa các đồng nghiệp
Đừng nói cho sếp biết sự cạnh tranh của bạn với các đồng nghiệp khác, vì họ thừa biết sự cạnh tranh của các bạn, bởi họ cũng có một xuất phát điểm từng là nhân viên như các bạn bây giờ.
Nếu lãnh đạo không nói ra thì chứng tỏ ra những việc đó không quan trọng, bạn nói ra chuyện ấy cũng chẳng khiến sếp quan tâm bạn hơn mà thậm chí còn làm cho sếp cảm thấy không thoải mái, tự dưng sẽ để lại một ấn tượng không đẹp về bạn, sếp sẽ nghĩ rằng bạn là người hay đi nói xấu người khác.
Hãy nhớ rằng, sếp trực tiếp quản lý bạn, nếu quan trọng thì ông ấy sẽ tự nói ra chứ không cần bạn phải kể.
Trên đây là ba điều tối kỵ bạn không nên nói ra với sếp nếu bạn muốn sự nghiệp của mình ngày càng tốt hơn.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…