1. Người không tự trọng ắt bị xa lánh
“Sơn” tự trọng, không mất sự oai phong; “hải” tự trọng, không mất sóng cuồn cuộn; “nhân” tự trọng không mất sự tôn nghiêm.
Một người phải có lòng tự trọng mới có được sự tôn trọng của người khác.
Tôn trọng nhân cách của bản thân, nói năng thận trọng, làm người làm việc phải tôn trọng đạo đức tối thiểu, không phá hủy nguyên tắc của bản thân.
Những người tự trọng luôn tự biết khuyết điểm của mình là ở đâu, đồng thời kịp thời sửa chữa, không để mình trở thành gánh nặng của người khác.
Tự trọng không phải dùng lời nói mà phải được thể hiện ra bằng hành động, người tự trọng luôn trầm ổn tự lập, họ không dựa dẫm vào người khác, làm việc nghiêm túc, cẩn thận.
Nếu một người không có tự trọng, không tự lập, không có nguyên tắc đạo đức tối thiểu cho mình, vậy thì rất dễ bị người khác coi thường, dần dần sẽ bị người khác lánh xa.
2. Không biết kính sợ ắt rước họa vào thân
Một người nếu không biết sợ hãi hay kính nể, luôn tỏ ra ngông nghênh, ngỗ nghịch, sớm muộn gì cũng rước họa vào thân.
Trên có trời, dưới có đất, trong tâm có sự kính sợ, mới có thể kiên trì nguyên tắc tối thiểu nhất của bản thân.
Trong lòng có sự kính sợ, hành sự và nói năng mới có chừng mực.
Người như vậy không giả tạo, không vượt quá giới hạn đạo đức, biết sợ, có vậy mới thành người, thành người rồi sẽ thành tài, khi mọi thứ đều tốt đẹp, tự dưng sẽ thấy nhẹ nhõm.
3. Không tự mãn ắt thu được lợi ích
Người không tự mãn, kiêu ngạo mới gặp được may mắn.
Núi còn có núi cao hơn, người tài còn có người giỏi hơn.
Thế gian này không thiếu người tài giỏi, kiêu ngạo, tự mãn sớm muộn gì cũng phải chịu thiệt thòi.
Một người, luôn phải biết tự hào về bản thân nhưng nhất định không được tự mãn.
Người trong thiên hạ thường bại dưới hai chữ, một là chữ “lười”, hai là chữ “ngạo”.
Con người giống như một tệp lưu trữ, chỉ khi không tự mãn rằng mình đã có đủ rồi thì mới có thể hấp thụ, tiếp nhận những thứ mới, mới có thể không ngừng trưởng thành.
Những người luôn tự mãn, kiêu ngạo, tầm nhìn thường rất hẹp hòi, họ đều chỉ là những con hổ giấy đang cố nhe nanh duỗi móng, cố tỏ ra oai hùng.
4. Không tự cho mình là giỏi ắt trở nên ưu tú
Người không tự cho mình là đúng, là nhất , là giỏi mới có thể có không gian tăng sự hiểu biết, nhận được sự tôn trọng của người khác.
Kẻ tri thức thực sự luôn có thể nhìn rõ chính mình, không bao giờ tự cao tự đại hay luôn cho mình là đúng.
Tự tin là chuyện tốt, nhưng tự tin quá ngược lại lại là chuyện xấu.
Người luôn cho mình là đúng trong mắt không có ai, không coi ai ra gì, tự cho mình là trung tâm của vạn vật.
Họ luôn cho rằng mình thông minh, mình đúng đắn còn người khác đều là những tên ngốc, người như vậy luôn rất tự phụ, không có chí tiến thủ, cho tới cuối cùng sẽ chẳng là gì cả.
Biết người là thông minh, biết mình là khôn ngoan.
Người biết vị trí của mình ở đâu, mình là người ra sao mới không ngừng tiến bộ, không ngừng có thể tiến về phía trước.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…