Ai cũng có những mục tiêu cần hoàn thành, những giấc mơ cần lấp đầy. Tuy nhiên, cuộc sống lại chỉ cho phép chúng ta thực hiện chúng trong một khoảng thời gian hữu hạn, với các nguồn lực hạn chế. Chẳng còn cách nào khác, ta buộc phải thành công kể cả khi thiếu thốn đủ đường.
Trong quá trình ấy, ta sẽ phải từ bỏ một số thứ quen thuộc để có thể tiến gần hơn tới đích và đạt được thành công của chính mình.
Định nghĩa của mọi người về thành công
Srinivas Rao – người dẫn chương trình của The Unmistakable Creative – từng nói: “Tôi nhận ra rằng, mình phải gạt bỏ định nghĩ của mọi người về thành công. Đây là thứ khó từ bỏ nhất, bởi nó đã trở thành thước đo cuộc sống của mỗi người”.
Thành công không phải là thứ mà phần lớn xã hội vẫn nghĩ đến: tiền bạc, danh tiếng và của cải. Đôi khi, ngay cả những người có tất cả những thứ đó cũng phải đối mặt với cuộc sống trống rỗng và mất cân bằng.
Sự thật là, thành công của bạn không phải do lời nói của người khác quyết định.
Không ai có thể định nghĩa thành công của bạn ngoài bạn. Cứ để người khác chi phối mình, bạn sẽ không bao giờ thành công. Nếu có thành công, đó cũng không phải thành công đích thực vì đó không phải là điều bạn thực sự trân trọng.
Muốn sống một cuộc đời phi thường, bạn phải tự tạo ra định nghĩa thành công cho mình. Do đó, hãy rũ bỏ định nghĩa thành công của người khác, tự tìm cho mình công thức riêng và hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Đó mới là thành công đích thực.
Vỏ bọc đẹp đẽ, hào nhoáng
Có một câu chuyện ngụ ngôn thế này:
“Ngày xửa ngày xưa, có một thiền sư tài năng hơn người. Ai cũng muốn học hỏi ông để được mở mang đầu óc.
Một ngày nọ, một vị học giả để chỗ thiền sư xin lời khuyên: ‘Xin ngài hãy dạy ta về thiền’.
Tuy nhiên, vị học giả này là người hiểu biết đầy mình, lại có rất nhiều chính kiến riêng. Anh ta thường xuyên ngắt lời khi thiền sư kể chuyện và chẳng chịu nghe lời ông răn dạy. Do vậy, thiền sư quyết định mời vị học giả này uống trà.
Ông rót cho vị học giả một chén trà. Dù chén đã đầy, thiền sư vẫn tiếp tục rót, đến mức trà tràn cả ra bàn, ra sàn và ngấm vào áo ngoài của vị học giả kia. Anh ta kêu lên: “Hãy dừng lại! Chén trà đã đầy rồi mà. Ngài không thấy sao?”
‘Chính xác’, vị thiền sư bình tĩnh mỉm cười. ‘Anh cũng giống như chén trà này: kiến thức dồi dào đến mức chẳng còn thêm được gì vào. Hãy quay lại đây với một cái chén rỗng’.”
Nhiều người vẫn tự hỏi, tại sao mình hiểu biết và tài giỏi như thế mà cơ hội, may mắn và thành công vẫn chưa thấy đâu.
Câu trả lời là: Trước hết, hãy coi mình là học sinh, rồi thành công sẽ tìm đến bạn.
Nếu bạn muốn người khác nghĩ rằng mình là kẻ biết tuốt – bạn chỉ đang lừa mọi người và chính mình thôi.
Thành công đích thực đến từ tri thức, sự khiêm nhường và sự học hỏi. Bạn sẽ không thể thành công nếu nghĩ mình đã có đáp án cho mọi thứ.
Sự bận rộn
Cách bạn tận dụng một ngày cũng chính là cách bạn tận dụng cuộc sống của mình.
Rất nhiều người thích cảm giác bận rộn, coi đó như “tấm huân chương danh dự” của mình. Khi ai đó hỏi họ ra sao, họ sẽ nói: “Tôi bận lắm”.
Thế nhưng, bạn chẳng làm được gì khi bận rộn cả. Lịch của bạn có thể đầy ắp các cuộc họp, cuộc hẹn, nhưng chúng không có nghĩa là bạn đang tiến gần hơn tới mục tiêu thực sự của mình.
Bạn đang tập trung, hành động để hoàn thành giấc mơ của mình, hay chỉ đang tỏ ra bận rộn?
Khi quá bận rộn, bạn sẽ không thể thấy thời gian trôi đi – thời gian mà bạn đã đánh mất và không thể lấy lại.
Nhưng nếu bạn chọn cách tập trung – dành thời gian và năng lượng để đạt được mục tiêu thật sự, mọi chuyện sẽ khác. Khi đó, bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều.
Thời gian giải trí và tiêu khiển
Muốn thành công, bạn phải biết tái đầu tư thời gian rảnh của mình.
Nếu đã có gia đình và phải làm việc toàn thời gian, bạn sẽ không có nhiều thời gian rảnh. Giống như nhiều người khác, bạn sẽ dành chút thời gian rảnh ít ỏi của mình để thư giãn và tiêu khiển, thay vì học hỏi và trưởng thành.
Đây là suy nghĩ ấu trĩ sẽ làm tầm thường hóa cuộc sống của bạn.
Tuy nhiên, thành công nào cũng đòi hỏi sự hy sinh. Nhiều người cho rằng, chúng ta phải làm việc cật lực, mọi lúc mọi nơi để trở thành người tài giỏi. Sự thật là, bạn cần phải làm việc – nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Còn lại, bạn hãy ngồi xuống và thoải mái tận hưởng thành quả của mình.
Người khôn ngoan sẽ biết dùng thời gian rảnh của mình để học hỏi kỹ năng mới và làm việc hiệu quả. Chỉ khi tận dụng thời gian đúng cách, bạn mới có thể sống một cuộc đời như mình mong muốn sau này.
Những cơ hội “khá tốt”
Bạn có thể làm nhiều thứ tuyệt vời với cuộc đời mình, chỉ khi bạn có thời gian thực hiện chúng.
Khi tôi và vợ chuyển tới Hàn Quốc một năm để dạy tiếng Anh, tôi đặt ra mục tiêu số 1 là trở thành nhà văn sau 12 tháng.
Trong suốt quãng thời gian đó, tôi được mời làm một số công việc lương cao, hấp dẫn: huấn luyện viên bóng rổ, huấn luyện viên sự nghiệp, gia sư, chuyên viên phân tích dữ liệu từ xa, nhạc công cho dàn đồng ca tại nhà thờ.
Rốt cuộc, chẳng cái nào trong số những cơ hội hay ho này giúp tôi hoàn thành mục tiêu số 1 của mình. Ngược lại, chúng còn tước đi những phút giây rảnh rang hiếm hoi của tôi.
Vì thế, tôi quyết định từ chối tất cả. Sau 12 tháng, tôi đã có thể kiếm sống bằng nghề viết lách. Tôi đã ký được hợp đồng xuất bản, thu hút 10.000 người theo dõi mới và có hàng trăm nghìn lượt xem mỗi tháng.
Từ chối những cơ hội khá tốt đòi hỏi bạn phải thực sự mạnh mẽ. Nếu chỉ mãi theo đuổi những cơ hội tốt thôi, bạn sẽ không còn thời gian để thực hiện những cơ hội tuyệt vời ngoài kia.
Bài chia sẻ của Anthony Moore – tác giả cuốn sách “What Extraordinary People Knows” nói về động lực sống và bí quyết thành công.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…