Chuyện đời

“Con vịt chỉ có một chân”: Bài học về những lời khen ngợi nhân viên

Khen ngợi nhân viên không nên chỉ là thói quen của những người quản lý mà cần phải được chuẩn hóa thành cơ chế, để nó diễn ra một cách tự nhiên.

Tại một thành phố nọ có một anh đầu bếp rất nổi tiếng với món vịt quay của mình. Ông chủ cửa hàng cũng rất trọng dụng anh chàng đầu bếp, nhưng từ xưa đến nay ông ta chưa cho anh bất kì một phần thưởng nào. Điều này khiến anh chàng đầu bếp cảm thấy không vui.

Một hôm, ông chủ cửa hàng phải chiêu đãi một vị khách quý, và yêu cầu anh đầu bếp món vịt quay mà ông tay rất yêu thích. Anh đầu bếp vâng lời ông chủ và xuống bếp bắt đầu chuẩn bị. Lát sau, món vịt thơm phức được bưng lên. Nhưng lạ thay, con vịt chỉ có mỗi một cái đùi. Tìm mãi không thấy chiếc đùi còn lại đâu cả, ông chủ liền hỏi anh đầu bếp. Anh chàng trả lời “thưa ông chủ, các con vịt của chúng ta đều chỉ có 1 chân thôi”. Ông chủ cảm thấy rất vô lý, nhưng có khách ở đó nên không tiện hỏi cho đến cùng.

Món vịt 1 chân khiến ông chủ vô cùng tò mò và cảm thấy vô lý.

Ngay sau bữa cơm, ông ta cùng anh chàng đầu bếp đến các chuồng vịt để xem thử. Lúc đó trời đã tối, bọn vịt đều đã ngủ, mỗi con chỉ đứng trên 1 chân thôi. Người đầu bếp chỉ vào lũ vịt mà nói “thưa ông chủ, ông xem, chẳng phải những con vịt của chúng ta chỉ có 1 chân thôi sao” Sau khi nghe vậy, ông chủ liền vỗ tay, các con vịt đang ngủ giật mình tỉnh dậy, liền đứng bằng 2 chân, lúc này ông chủ mới bào “chẳng phải lũ vụ đều có 2 chân đó sao?”. Đúng ngay lúc này, người đầu bếp mới nói kháy 1 câu “Đúng thế, chỉ khi nào được khen ngợi, vỗ tay thì chúng mới có đủ 2 chân”.

Bằng chứng thuyết phục cho lũ vịt chỉ có một chân của anh đầu bếp

Nếu muốn có được bạn bè, muốn có ảnh hưởng đến người khác, hãy thể hiện rằng mình thực sự tôn trọng khả năng của họ. Những lời khen ngợi chẳng có gì liên quan đến tiền bạc cả, nó chỉ nói lên sự ngưỡng mộ/trân trọng mà thôi. Trong rất nhiều các công ty, có rất nhiều nhân viên cảm thấy một điều rằng chỉ khi nào họ làm sai điều gì họ mới thực sự được chú ý của cấp trên. Trong các công ty kiểu nhu vậy luôn có một loại “văn hóa phê bình”. Muốn tán thưởng người khác, cần biết phát hiện ra những điểm tốt, ưu điểm của người khác, đồng thời khích lệ, động viên và khen ngợi những điểm đó.

Luôn luôn có một qui tắc luôn hiện diện trong bất kì tổ chức nào: những hành vi nào được nhận lời khen sẽ luôn được lập lại. Khen ngợi nhân viên không nên chỉ là thói quen của những người quản lý mà cần phải được chuẩn hóa thành cơ chế, để nó diễn ra một cách tự nhiên. Việc tán thưởng luôn tạo ra tinh thần làm việc tích cực cho người lao động, không nên để cho tinh thần đó xuất hiện một cách tùy hứng.

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Theo ST

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago