Chuyện đời

Đến 30 tuổi: Đáng sợ nhất không phải còn nghèo, mà là chưa biết sở trường, sở thích và kế hoạch là gì

Đối với những người ưu tú mà nói, học tập là một loại đột phá, là con đường tìm hiểu thế giới. Nhưng đối với những người bình thường mà nói, không học là cái cớ hoàn mỹ nhất để bản thân được nghỉ ngơi trong vùng an toàn.

Người ta thường nói 30 tuổi là một cái “hố”. Ở tuổi này, đa số mọi người đã kết hôn, có một số người thành công trong công việc, cũng có một số người còn bôn ba, vất vả bên ngoài.

Trước đây từng có một bài viết cho rằng nếu đến 30 tuổi rồi mà vẫn còn nghèo là điều rất đáng sợ. Nhưng nếu sắp sang tuổi 30 mà bạn còn chưa xác định được chính mình thích làm gì, nên làm gì và có thể làm gì, vậy càng đáng sợ hơn.

1. Rất nhiều người không biết mình nên làm gì. Trường học cũng sẽ không chỉ chúng ta nên đi con đường nào là phù hợp với bản thân.

Nếu bạn đã hơn 20 tuổi, tốt nghiệp được 2 năm rồi mà vẫn chưa biết mình nên làm gì, vậy tôi sẽ cho bạn một lời “an ủi nhất thời” nhé: 80% người trên thế giới này đều giống bạn.

Hơn nữa, vấn đề này đa số xuất hiện với những người vừa tốt nghiệp chưa lâu, tầm hơn 20 tuổi là cùng.

Tại sao ư? Vì trước 22 tuổi, cuộc đời bạn đã có một chuỗi sắp xếp theo thứ tự sẵn rồi: 6 tuổi học tiểu học, 11 tuổi học cấp hai, 15 tuổi học cấp 3, 18 tuổi đỗ đại học, đến 22 tuổi thì ra trường.

Trong quá trình đó, trong chúng ta có rất ít người suy nghĩ về việc tương lai sẽ làm gì để tạo nên sự nghiệp cho riêng mình. Mà thứ chúng ta nghĩ mỗi ngày là làm sao để đạt thành tích tốt, làm một học sinh giỏi. Khi đó, bên cạnh chúng ta còn có cha mẹ khuyên nhủ, thầy cô đề cử, bạn bè góp ý về những chuyện lớn nhỏ xung quanh.

Để rồi đến khi tốt nghiệp đại học, bạn đã đi hết quãng đường được sắp xếp sẵn đó.

Tiếp theo, không có ai sắp xếp mọi thứ cho bạn, bạn phải tự mình bước vào xã hội, tự mình học làm mọi thứ, từ nấu ăn, giặt giũ đến việc tự mình đưa ra quyết định cho những sự việc lớn.

Nhưng mà lúc này, bạn đã sớm đánh mất năng lực này từ lâu.

Thế nên, bạn bắt đầu lo lắng, không biết nên làm gì, tốt nghiệp được vài năm rồi cũng không biết nên chọn công việc thế nào, hết chạy bên này, đến chật vật bên kia. Tự mình không tìm thấy đường ra, để đến hơn 25 tuổi, lại càng hoang mang.

2. So với tìm ra thứ gì đó bạn thích và giỏi, càng quan trọng hơn là bạn nên học “năng lực thích” thứ đó trước.

Trước đây, khi còn đi dạy học, đối diện với rất nhiều học trò không biết bản thân nên làm gì, tôi thường hỏi rằng: “Bạn có biết mình thích gì hay không?”

Nhưng đáp án của rất nhiều người lại là: “Tôi cũng không rõ lắm, rốt cuộc bản thân tôi thích gì, tôi thấy hứng thú với rất nhiều thứ, nhưng hình như không có quá nhiều yêu thích với nó…”

Vì vậy, trước khi tìm ra việc gì đó bạn thích, tốt hơn hết là nên để bản thân học hỏi, rèn luyện năng lực yêu thích, nhiệt tình với một việc cố định nào đó. Có như vậy, khi tìm thấy thứ yêu thích rồi, bạn mới không dễ dàng từ bỏ, dù qua thời gian dài đi nữa cũng không thấy nhàm chán mà vẫn kiên trì làm tiếp.

Vậy làm sao để rèn luyện?

Duy trì sự tò mò

Tò mò là bản tính tự nhiên của mỗi người, nhưng có rất nhiều người trong quá trình trưởng thành đã bị “mài giũa” hết rồi, nhìn thấy cái gì cũng vô cảm.

Mối quan hệ giữa tò mò và tìm ra thứ mình thích là gì? Đối với những chuyện bạn thích, bạn sẽ không ngừng đi học hỏi, trải nghiệm, học kĩ năng mới. Quá trình này được gọi là khám phá.

Nếu bạn mất đi sự tò mò về những điều mới mẻ, bạn sẽ không muốn đi khám phá cái mới, chỉ muốn ở lại với những người, những thứ quen thuộc, và xác suất tìm thấy thứ bạn thích sẽ giảm đi rất nhiều.

Nói ngắn ngọn, bạn chỉ có thể tìm ra thứ mình thích thông qua cách trải nghiệm thật nhiều thứ khác.

Thế nên, hãy duy trì sự tò mò, để có thêm động lực tiếp tục tìm kiếm ra một chính mình hoàn hảo nhất.

Dụng tâm theo đuổi

Sở thích và tình yêu đều giống nhau, quan trọng hơn việc “tìm ra”, là “theo đuổi”

Có một cộng đồng mạng nói rằng: “Tất cả mối quan hệ đều là việc trao đổi giá trị, bao gồm cả tình thân, tình yêu, tình bạn.”

Không phải sao, tình yêu chính là một ví dụ điển hình, một tình yêu tốt nhất chính là sự trao đổi giá trị giữa hai người, để tôi nhìn thấy một “tôi” hoàn hảo nhất trong mắt bạn, và bạn trở thành người bạn muốn trở thành nhất ở tôi.

Nhưng mối quan hệ trao đổi này, không phải tự hình thành sau khi hai người ở bên nhau, mà do chính họ theo đuổi mãi mà ra.

Sở thích cũng vậy, bạn có thể hiểu giá trị trao đổi của nó thế này, bạn dụng tâm theo đuổi một việc, và nó sẽ phản hồi lại bạn những điều tích cực nhất, chẳng hạn như bạn càng thích công việc đó hơn.

Phải có nhẫn nại

Muốn dụng tâm theo đuổi chuyện gì, cũng cần có nhẫn nại.

Ví dụ như khi làm bài tập, những năm cấp ba bạn bè thường mượn tập tôi để chép bài tập về nhà, khi đó có một người từng hỏi tôi rằng: “Tại sao cậu có thể ngồi yên một chỗ làm hết đống bài tập này hay thế, tớ vừa làm tý đã buồn ngủ không chịu nổi rồi.”

Thật ra trước khi vào lớp một, tôi cũng như cậu ta thôi, ngày nào mẹ tôi cũng bắt luyện chữ. Lúc bắt đầu, rất buồn ngủ, lại cảm thấy thật nhàm chán. Nhưng dần dần qua 1 năm, 5 năm, 10 năm, đến khi lên cấp 3, nó như một thói quen rồi, và tôi, cũng dần yêu thích việc làm bài tập về nhà.

Thế nên khi có độc giả hỏi tôi tại sao tôi tùy tiện cũng có thể viết ra được hơn cả ngàn chữ, trong khi đối với cô ấy viết một bài tập làm văn cho con gái đã thấy khó khăn, tôi chỉ cười mà trả lời, là do nhẫn nại mà ra.

Tôi bắt đầu viết vì đó là công việc của tôi, viết là niềm vui của tôi, nhưng niềm vui đó cũng được hình thành nhờ dụng tâm theo đuổi và nhẫn nại. Tôi không phải thiên tài, tôi cũng cần những lúc có cảm hứng, cũng cần những lúc nghỉ ngơi, vì thế muốn viết được năm, sáu ngàn chữ trong một thời gian dài, tôi đã phải tập hình thành thói quen cho mình từ sớm.

Nên nhớ, duy trì sự tò mò, khám phá, dụng tâm theo đuổi, và nhẫn nại đi làm nó, bạn nhất định sẽ tìm thấy thứ mình thích cũng như phù hợp với mình nhất.

3. Bạn có thể biết chính mình thích gì, chỉ là bạn có dám thừa nhận và đi làm nó hay không?

Có thể bạn không thích công việc hiện tại mình làm, nhưng không đại diện sau này bạn không thích nó.

Thời gian của bạn tiêu phí đâu mất rồi, chính bạn rõ nhất

Có nhiều người thường bảo, “tôi bận” hay “tôi không có thời gian rảnh”, nhưng thời gian bạn tiêu phí đâu mất, bản thân bạn hiểu rất rõ.

Có nhiều người, vì sợ thất bại, vì không dám thử, hoặc vì không muốn đối mặt với cái mới, nên đã bỏ lỡ mất nhiều cơ hội để tìm ra thứ mình thích.

Họ sợ sai lầm và thất bại, vì thế họ chọn từ bỏ ngay từ đầu, không dám thừa nhận rằng mình thích làm thứ gì, cũng không dám theo đuổi.

Thực tế, đối với những người ưu tú mà nói, học tập là một loại đột phá, là con đường tìm hiểu thế giới.

Còn đối với người bình thường mà nói, không học là cái cớ hoàn mỹ nhất để bản thân được nghỉ ngơi trong vùng an toàn.

Cho bạn cảm giác thành tựu, bạn sẽ có động lực cố gắng

Tại sao người ta thường thích những người xinh đẹp, học giỏi? Một phần vì họ cảm mến bề ngoài, một phần vì cảm phục bên trong, họ thích một đối phương có thể tự mình “phá kén” vươn ra ngoài và nổi bật trong cuộc sống.

Thích một việc cũng y như vậy, đừng nghĩ đến việc thứ bạn thích có thể đem đến lợi ích gì cho bạn, mà hãy nhớ đến những việc bạn đã làm lúc trước. Khi hoàn thành xong nó, bạn đã thấy vui thế nào, được người khác khen ngợi ra sao, như vậy sẽ cho bạn cảm giác thành tựu, khiến bạn thoát khỏi vỏ bọc sợ hãi, tự mình thêm năng lượng cho mình mà cố gắng làm tốt việc đó.

Không cần sợ hãi, không cần chán nản, cũng không cần nghi ngờ. Thế giới này lớn như vậy, những sở thích bạn cho là không đáng tin, không thể kiếm ra tiền, đều có người đang dùng nó để tạo thành công việc, sự nghiệp và phương tiện hái ra tiền.

Cuộc sống có một điểm rất công bằng, bạn muốn trở thành nhân vật nào, phải xem bạn có dám đi giành lấy hay không.

“Thích” việc gì cũng có cái giá của nó, cái giá của nó là bạn phải bỏ ra cố gắng, cố gắng đến khi nào việc đó thành sở trường thì thôi.

Bạn muốn thoát “nghèo”, bạn phải “dám” làm, mà nếu muốn bền lâu, làm ra thành quả, phải yêu thích, nhẫn nại và tự tạo động lực cho mình với công việc đó.

Mong rằng mọi người đều có thể tìm ra phương hướng chính xác cho đời mình!

Nguồn:Tri Thức  Trẻ

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago