Có người nói, muốn biết một người có ưu tú không, cứ xem xem họ làm gì vào thời gian rảnh rỗi.
Thế gian này, có người luôn tranh thủ thời gian, tranh thủ lúc ngồi xe, hay xếp hàng để đọc sách, suy nghĩ, nhưng cũng có những người suốt ngày chẳng làm gì cả, lười biếng, uổng phí thời gian.
Rảnh rỗi, hoàn toàn không phải là phúc khí của một người, ngược lại, cách hủy họai một người nhanh nhất, chính là để họ nhàn rỗi.
Giống như Romain Rolland, nhà văn, nhà viết kịch người Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1915, nói: “Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là nhàm chán”.
Kevin Tsai, một nhà văn, đạo diễn phim người Đài Loan, từng nói: “Khi bạn không có tinh thần cầu tiến là bạn đang giết người, bởi không cẩn thận là bạn đang giết chính mình.”
Một người bạn học của tôi sau khi tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc đã được tuyển vào một doanh nghiệp lớn, cho rằng cuộc đời như vậy là ổn định, sau khi làm xong công việc chỉ biết nghiền phim.
Những đồng nghiệp khác, sau khi tan làm, người thì đi học lấy bằng, người thì tham gia khóa đào tạo, lớp học chuyên môn, mình cô ấy nhàn rỗi, nghĩ rằng người khác trình độ không bằng mình, có nỗ lực ra sao cũng chẳng đuổi kịp mình.
Mặc dù mỗi ngày đều đúng giờ đi làm rồi tan làm, làm công việc giống như những đồng nghiệp khác, nhưng chỉ tới khi “cháy nhà rồi mới ra mặt chuột.”
Không tới 5 năm, vì một vài điều kiện khách quan, công ty đối mặt với cải cách, cần giảm tải nhân viên, một người với tấm bằng xuất sắc như cô ấy cũng nằm trong danh sách.
Lúc này mới phát hiện ra, đối mặt với những người trẻ tuổi mới ra đời, cả thể lực và trí lực của mình đều không lại được, những kinh nghiệm và chuyên môn tích lũy được không thể chuyển hóa thành khả năng cạnh tranh.
Vậy là một lần nữa sau mấy năm tốt nghiệp, cô ấy quay lại tìm việc làm, chỉ có điều bản thân lại không có chút tiến bộ nào so với khi mới tốt nghiệp, phỏng vấn liên tục bị từ chối.
Có người từng nói:
“Sự an ổn đích thực là sự thản nhiên sau khi trải qua hết thảy nhân tình thế thái, bạn vẫn còn chưa nhìn thấy thế giới đã muốn mai danh ẩn tích, suy cho cùng cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng.”
Đời người giống như con thuyền chèo ngược dòng nước, không tiến ắt lùi.
Trong một thế giới cạnh tranh, thắng làm vua thua làm giặc, bạn bắt buộc phải không ngừng nâng cao giá trị bản thân mình.
Độ ấm trong chăn không bằng sự ấm áp mà bạn thu hoạch trong tương lai, những câu chuyện trong sách, luôn chứa đựng những cuộc đời mà bạn có thể học hỏi, mong muốn hưởng thụ sự an nhàn chỉ càng khiến cuộc sống trở nên rỉ sét.
Rất nhiều người ca thán “nguy cơ tuổi trung niên” đến bất ngờ khiến họ không kịp trở tay, nhưng thực ra, trước khi nó đến, bạn có vô số cơ hội khiến nó chừa bạn ra, chỉ tiếc rằng bạn lại lựa chọn sự nhàn nhã, để nó có cơ hội manh nha, giáng một đòn mạnh mẽ vào bạn.
Thẩm Tòng Văn, một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc hiện đại từng nói: “Cả đời tôi sợ nhất là nhàn rỗi, nhàn rỗi khiến ý nghĩa cuộc sống biến mất hết.”
Học trò của ông từng miêu tả ông như sau: “Mùa đông, trong phòng không có lò sưởi, thầy dùng chăn cuốn mình lại, vẫn không ngừng viết lách.”
Khi người khác ăn chơi hưởng thụ, ông đang viết, khi người khác hoài nghi, công kích mình, ông vẫn viết.
Để bận rộn trở thành trạng thái bình thường của cuộc sống là con đường để hiện thực giá trị cuộc sống.
Đời người, rất nhiều điều tốt đẹp chính là kết quả của một quá trình kiên trì dài kì, và những người ưu tú, đều là những người vô cùng tự giác và kỉ luật trong cuộc sống.
“Không rảnh được” trước giờ chưa bao giờ là tật xấu hay điều gì đó không tốt, mà là phần thưởng mà ông trời ban tặng.
Đi liền một mạch 10 tầng lầu không cần nghỉ ngơi, đối với một người trẻ tuổi có lẽ còn khó, nhưng, cụ ông 91 tuổi ở Trung Quốc, Li Shaolu lại làm được điều này.
Bí quyết dưỡng sinh của cụ là: không để bản thân nhàn rỗi.
Mỗi ngày thức dậy lúc 7h, thể dục 40 phút, 8h ăn sáng xong, ra ngoài đi dạo, 9h30 quay về nhà đọc sách xem báo, buổi chiều nghe nhạc, luyện thư pháp, lại tiếp tục thể dục 1 tiếng, ngoài ra còn giúp vợ dọn dẹp nhà cửa.
Có câu nói rằng: người rảnh thì sầu nhiều, người lười thì bệnh không kể siết, người bận rộn lại sống vui vẻ!
Đúng là như vậy. Khi một người quá rảnh rỗi, cả tâm hồn và cơ thể của họ thực ra đều đang âm thầm bị “tra tấn”. Bởi lẽ, rảnh rỗi sinh nông nổi, rảnh rỗi dễ nghĩ ngợi lung tung, dễ sản sinh tính ì, mà tính ì lại là một trong những tác nhân lớn nhất khiến chúng ta cách xa một cơ thể khỏe mạnh.
Ngược lại, bận rộn, là một loại thuốc quý trên thế gian, khi bận rộn, cuộc sống tự nhiên có lực đẩy.
Câu chuyện về một nhóm người cao tuổi ở Đài Loan có độ tuổi trung bình 81 du lịch vòng quanh Đài Loan bằng xe máy đã khiến nhiều cư dân mạng cảm thấy thán phục và cảm động.
Họ xuất phát, từ nam ra bắc, từ tối cho tới sáng, đi vòng quanh quốc đảo 13 ngày. Trong số họ có 2 người bị ung thư, 4 người phải đeo máy trợ thính, 8 người có bệnh tim, và ai cũng có vấn đề về thoái hóa khớp.
Yên tĩnh ở lại bệnh viện chữa bệnh, là một phương pháp sống, dũng cảm đi ra ngoài cũng là một cách sống, tuổi tác ra sao không còn quan trọng nữa!
Sống một cuộc sống bận rộn và vất vả, tuy có khó khăn, nhưng nếu có kiếp sau, có lẽ vẫn có rất nhiều người lựa chọn cuộc sống lăn lội này, bởi có như vậy mới hiện thực được giá trị cuộc sống.
Stefan Zweig, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch nổi tiếng người Áo từng nói: “Mỗi một món quà mà vận mệnh ban tặng, thực ra đều đã âm thầm được định giá.”
Nước Anh có một người từ một nhân viên quét rác trở thành phú ông chỉ sau một đêm nhờ trúng giải độc đắc.
Anh ta sau đó ngay lập tức đã xin nghỉ việc, tiêu xài hoang phí vào những chiếc xe hơi sang trọng, ma túy, và cờ bạc.
Chỉ trong 7 năm, anh ta tiêu hết 9,7 triệu bảng Anh, hết tiền, anh ta lại quay trở lại làm một người nghèo, tới cả vợ và con gái cũng bỏ anh ta mà đi.
Vật chất có thể thỏa mãn hạnh phúc nhất thời của một người, nhưng khi cuộc đời chỉ còn lại sự hưởng thụ và buông thả thì rất khó có thể có được sự vui vẻ và cảm giác thành tựu tới từ tận sâu nội tâm bên trong.
Ty phú Lý Gia Thành, dù nắm trong tay khối tài sản khổng lồ, nhưng ông vẫn kiên trì làm việc tới tận 90 tuổi mới nghỉ hưu.
Trước khi nghỉ hưu, bất luận mấy giờ đi ngủ thì sáng hôm sau luôn đúng 5h59 phút tỉnh dậy, sau đó đọc sách, xem tin tức, chơi golf một tiếng rưỡi, rồi đến văn phòng và bắt đầu công việc, cứ như vậy trong nhiều thập kỷ.
Nhàn rỗi, có thể khiến bạn hạnh phúc một lúc, nhưng sự lặp đi lặp lại và nhàm chán, một ngày nào đó sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi.
Bận rộn có thể sẽ mệt mỏi, bạn có thể cần chia thời gian của mình thành nhiều phần, hoặc thậm chí vắt kiệt thời gian của bạn như một miếng bọt biển, nhưng nó có thể khiến chúng ta thu hoạch được rất nhiều, chẳng hạn như sự giàu có, hạnh phúc và sự thỏa mãn từ sâu bên trong.
Đời người có mấy chục năm, tại sao không để lại một chút dấu ấn gì đó trên thế gian này? Đừng bao giờ xem “nhàn rỗi” là ân huệ mà ông trời ban cho, những thứ khiến bạn vui vẻ nhất thời, một ngày nào đó sẽ hủy hoại bạn.
Quá nhàn rỗi hay quá bận rộn đều không tốt, trong bận có nhàn, trong nhàn có bận, có việc để làm, có người để yêu, có thứ để mong chờ, đó mới là trạng thái viên mãn của cuộc sống.
Khi bạn biết cách trân trọng thời gian, tận dụng tốt thời gian, sắp xếp cuộc sống của mình một cách hợp lý, là khi bạn đang kéo dài độ dài cuộc sống, mở rộng bề dày cuộc đời, nâng cao cao độ đời người!
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…