Chuyện đời

Nghèo là một cái tội: Khi bạn nghèo, anh em quay lưng, họ hàng miệt thị, bạn bè xa lánh. Còn khi giàu, kẻ lạ cũng là người quen

Khi bạn nghèo, bạn ở trước mặt thì chẳng ai dòm ngó. Khi bạn giàu, bạn có ở trong hang sâu họ cũng đến thăm. Khi bạn nghèo khó là thời điểm tốt nhất để bạn biết bộ mặt thật của những người xung quanh, kể cả những người thân thuộc.

Hà thực sự tuyệt vọng vì cha mẹ chồng của cô. Họ lúc nào coi thường cô, ngay cả em trai của chồng và con của anh ta cũng coi thường Hà và chồng cô vì đồng lương của hai người không bằng một mình ba nó. Đúng là khi con người lâm vào cảnh nghèo thì anh em giả lơ còn cha mẹ chồng thì coi thường.

Cha mẹ chồng Hà có hai con trai, chồng Hà là con cả. Em chồng cô đang kinh doanh rất giàu có. Chồng cô là giáo viên thỉnh giảng tại một trường học, mức lương chưa tới 7 triệu đồng mỗi tháng, còn Hà nhận thêm việc về nhà làm, lương khoảng 4 triệu đồng. Họ có một đứa con trai và một đứa con gái, cha mẹ chồng bắt Hà ra ở riêng nhưng phải tự mua nhà. Vì vậy, trong vài năm qua hai vợ chồng cô đã cố gắng nuôi chúng lớn lên. Chi tiêu của gia đình cô phụ thuộc phần lớn vào tiền lương của chồng.

Lúc trước, chỉ có hai vợ chồng nên có gì ăn nấy, chi tiêu ít nhưng từ khi có hai đứa con, tiền lương của chồng không đủ để trang trải tiền học, tiền ăn của chúng và trả nợ khoản tiền họ vay để mua căn nhà. Cuộc sống rất chật vật và khó khăn hơn. Chính vì điều này mà cha mẹ chồng và em trai đặc biệt coi thường vợ chồng cô. Hai vợ chồng Hà nghèo và không có khả năng kiếm nhiều như cậu ấy, vì vậy cậu ấy hiếm khi nói chuyện hay đến nhà cô chơi. Dù biết họ coi thường mình, vậy nên mặc cho khó khăn cỡ nào, cả hai vợ chồng cũng quyết nhờ người ngoài, không dám nhờ người nhà.

Chồng cô là một người rất hiếu thảo. Anh ta biết rằng mình không có nhiều tiền và thường đến giúp bố mẹ làm một số công việc. Hầu hết các công việc của gia đình họ đều do chồng Hà làm, nào là quét sân, đổ đất… nếu hôm đó anh không có giờ lên lớp.

Em trai anh ấy chưa bao giờ làm việc đó, cậu ta đang cố kiếm thật nhiều tiền, nên bản thân cậu lúc nào cũng bận rộn. Nhưng ngay cả khi đó, bố mẹ chồng Hà chưa bao giờ đối xử công bằng với chồng cô như em trai anh ấy. Mỗi lần chồng cô đến và mang quà biếu bố mẹ, bố mẹ anh không bao giờ giữ anh ấy lại để ăn một bữa cơm.

Theo lời của mẹ chồng cô, họ cảm thấy xấu hổ khi thấy gia đình cô đi ăn cùng. Cha mẹ chồng cô rất vui khi thấy các cháu có thể ăn ngon nhưng khi họ thấy rằng con cô ăn quá nhiều, bà sẽ bực tức vì chúng có thể làm mất đi thể diện của bà và gia đình chồng.

Ai cũng có lòng tự trọng. Đừng chà đạp hay làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, đặc biệt là với những người thân yêu.

Sau Tết, con trai của Hà nhập viện vì bệnh viêm phổi và số tiền chi trả cho bệnh viện cũng không hề nhỏ. Đến bước đường cùng, chồng cô chấp nhận hạ mình đi mượn gia đình em trai. Kết quả là cậu ta không cho mượn vì lí do đang thiếu vốn kinh doanh. Không còn ai để vay cả, bạn bè tránh mặt, anh em quay lưng, giờ chỉ còn cha mẹ của Hà. Sau đó, cô nghe tin từ hàng xóm rằng cậu em chồng không phải không có tiền. Cậu ta không muốn cho Hà mượn, vì sợ rằng hai vợ chồng sẽ không trả và kiếm cớ quỵt tiền. Hàng xóm còn bảo người em kia rất giàu, thường giúp đỡ bà con nghèo trong xóm và không ai không biết những việc tốt của cậu ấy.

Thực sự, nếu bạn nghèo, ngay cả cha mẹ của người yêu bạn, của chồng hay vợ bạn cũng có thể ngầm hoặc ra mặt coi thường bạn. Gia đình bên chồng của Hà cũng nên hiểu rằng đừng bao giờ coi thường người khác. Sông có khúc, người có lúc. Đừng vì người ta gặp khó khăn mà nhân cơ hội để chì chiết, khinh thường họ. Mỗi lần nghĩ về điều đó, cô ấy dường như muốn khóc thật nhiều và cứ thở dài than thân trách phận.

Hai chữ “Tình thân” có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng khi bạn nghèo khó thì bạn mới nhận ra tầm quan trọng của hai chữ này ở mức nào. Ai cũng có tình yêu thương gia đình, nếu họ có anh em thì có tình huynh đệ và bạn nên coi đó là thứ tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ. Nhưng có một điều bạn nhất định phải hiểu, khi bạn nghèo khó thì sẽ chẳng mấy người nhìn thấy bạn, giúp đỡ bạn, tôn trọng bạn, thậm chí họ còn lợi dụng điều đó để coi thường bạn. Như gia đình người em và cả bố mẹ chồng Hà, thay vì giúp đỡ anh mình, con mình một ít có làm sao đâu nhưng họ làm ngơ, giả điếc không nghe thấy và khinh thường anh mình, con mình.

Khi bạn nghèo, bạn ở trước mặt thì chẳng ai dòm ngó. Khi bạn giàu, bạn có ở trong hang sâu họ cũng đến thăm. Khi bạn nghèo khó là thời điểm tốt nhất để bạn biết bộ mặt thật của những người xung quanh, kể cả những người thân thuộc.

Thế nhưng, không phải gia đình nào thấy người thân gặp nạn đều làm ngơ. Có những người chỉ cần biết tin người thân gặp khó khăn, họ sẽ ra tay giúp đỡ vô điều kiện, nhưng những người như vậy rất hiếm. Có những người sẽ giúp đỡ anh em nhưng kèm theo một vài điều kiện nào đó. Có những người sau khi nghe xong lại giả vờ viện cớ kinh tế khó khăn để “đuổi khéo” anh, chị hay em mình đi, rồi đem chuyện này kể cho nhiều người khác nghe nhằm hạ bệ người thân của mình. Nên, muốn người khác không coi thường mình thì chỉ có cách duy nhất là dựa vào bản thân.

Anh em ruột thịt tuy luôn nói cười vui vẻ với bạn, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống nhưng không phải lúc nào bạn gặp khó khăn là họ có thể giúp bạn. Đến khi khốn khó bạn mới hiểu, không chỉ người ngoài sẽ lảng tránh bạn khi bạn khốn khó mà đến cả người thân cũng sẵn sàng rời xa bạn. Những lời họ nói ra, cách họ dùng từ ngữ, thái độ và ánh nhìn đối với bạn đều lạnh lùng, thờ ơ và dửng dưng rất khác lúc bình thường sẽ chứng tỏ lòng dạ của họ với bạn. Vậy nên, bạn đừng quá trông mong vào người khác mà dựa vào thực lực của chính mình để đứng lên, hãy mạnh mẽ lên, chịu đựng sự cô đơn, đừng nhầm lẫn, đừng nông cạn.

Bạn phải nhìn thấy những điều tích cực và những điều có giá trị, thay vì lãng phí thời gian và năng lượng vào những điều vô nghĩa và những người không đáng. Đừng than trách mình không có điều kiện. Không có tiền thì cố gắng kiếm tiền, bớt tiêu xài phung phí; không quan hệ hãy ra ngoài học hỏi, giao lưu; không có khả năng chuyên môn, hãy học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Hãy nỗ lực, kiên trì và luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp phía trước.

NỖ LỰC – chính là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta từng bước khắc phục những yếu kém, khuyết thiểu của bản thân để trở nên tốt hơn chính mình ngày hôm qua và không cho ai cái quyền được coi thường bạn.

Nguồn:Tri Thức trẻ

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago