Chuyện đời

Quan niệm sai lầm nhất đời người: “Thất bại là mẹ thành công”!

Người khôn ngoan luôn biết cách tính toán để hạn chế đến mức tối thiểu những thất bại nghiêm trọng; và quan trọng hơn cả, họ biết học tập từ thất bại của người khác.

Cổ nhân có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Quả thật, qua bao đời nay, câu tục ngữ này vẫn có thể được coi là đúng đắn. Nhưng suy cho cùng, nếu con người ta cứ giữ khư khư cái quan niệm thất bại càng nhiều, thành công càng vẻ vang, thì thực sự rất nguy hiểm. 

Bài học đắt giá của thất bại

Nhiều năm về trước, có một nhà sư người Ấn Độ ngồi bên bờ sông Ganges. Đó là vào một ngày hè. Và bởi vì là mùa hè ở Ấn Độ nên thời tiết lúc đó cực kỳ nóng, nhiệt độ lên đến 44 độ C. Không một ai ở xung quanh khu vực đó cả, chỉ có một mình nhà sư. Bầu trời thì cũng không có lấy một đám mây. Thực sự, trời rất nóng.

Và nhà sư thì rất háo hức đi tắm sông. Nhưng đầu tiên, ông muốn ngồi thiền vài phút. Ngay lúc ấy, ông thấy bay trên đầu mình là một con chim ưng lớn. Bộ lông màu nâu của con chim tỏa sáng dưới ánh mặt trời. Nó có cặp mắt màu vàng óng, lấp lánh, cùng với cái mỏ và những chiếc móng sắc nhọn. Con chim ưng nhìn xuống, có vẻ như nó đang săn mồi. Con vật bay ngay trên đầu nhà sư, chỉ cách khoảng sáu mét. Nó bay vòng quanh, càng lúc càng xuống thấp. Và nhà sư thì cứ tiếp tục nhìn lên trời, ông có cảm giác như kẻ săn mồi nguy hiểm kia đang nhìn vào mình vì lúc này ngoài ông ra, không một ai khác ở đó.

Nhà sư chỉ biết cầu nguyện cho mình không bị con vật kia tấn công. Đột nhiên, con chim ưng lao thẳng xuống sông. Chỉ cách ông vài mét, ngay ở dưới mặt nước kia thôi, một cuộc giao tranh đã nổ ra. Sau đó, con chim bay lên khỏi dòng sông, và trong những chiếc móng vuốt của nó là một con cá dài tầm 30 centimet. Và bởi vì sự việc xảy ra rất gần nhà sư, ông đã thấy rõ đôi mắt của chú cá nhỏ bé kia. Nó trông thật hoang mang và choáng váng.

Nhà sư đã nghĩ rằng con cá nhỏ này có lẽ đang trải qua một ngày bình thường như mọi ngày khác. Nó bơi qua lại, bơi ngược, bơi xuôi khắp con sông. Có lẽ gia đình cá của nó đang đi kiếm ăn hoặc chơi đùa với nhau. Bất thình lình, vào thời khắc ít được kỳ vọng nhất, con chim ưng của định mệnh đã tước đi cuộc sống thường ngày của con cá này, và nó chỉ còn biết vùng vẫy trong tuyệt vọng. Bởi vì chim ưng đã mang nó đi càng lúc càng xa vào rừng. Lẽ dĩ nhiên, sau đó, kẻ săn mồi bắt đầu tận hưởng bữa tiệc ngon lành, mà ở đó, con cá kia chính là món chính.

Từ câu chuyện mà nhà sư kể lại, con người có thể học tập được điều gì? Cũng giống như con cá nhỏ kia, chúng ta có cuộc sống của chính mình; nhưng vào những thời điểm bất kỳ nào đó, ai cũng có thể đánh mất đi sự thỏa mãn, hài lòng với hành trình của cuộc đời. Nói cách khác, đó chính là lúc con người ta gặp thất bại, sụp đổ và tuyệt vọng nhất. Có thể chúng ta hiểu và biết đến điều đó nhưng thực ra thất bại cũng đã xảy ra rồi.

Đôi khi, thất bại thực sự rất tồi tệ, nó có thể lấy đi mọi thứ từ chúng ta, khiến con người ta không có cơ hội sửa chữa những sai lầm nữa. Thử tưởng tượng nếu con cá trong câu chuyện bơi sâu hơn, thì chắc chắn chim ưng không thể bắt được nó. Nhưng cuộc đời thì thường không có chữ “nếu”, mọi sự chủ quan, quyết định sai lầm, hành động nóng vội đều phải trả giá. Bởi vì có những thay đổi và thách thức của công việc, cuộc sống là mãi mãi kiên định và thậm chí không thể lường trước.

Chỉ đơn giản là khi bạn tìm ra ý nghĩa, mục đích sống, sự nỗ lực trong sự nghiệp trong chính mình với một cách sâu sắc. Còn đối với những mối quan hệ như đồng nghiệp, gia đình, người yêu, chúng cần được tập trung, đầu tư một cách nghiêm túc, với mục đích cao cả. Có vậy, thất bại bởi những tác động không thể tránh khỏi mới ít dần đi. Lúc đó, ngày nắng đẹp hay ngày giông bão đều không thể quấy rầy bạn. Và đương nhiên, thành công và hạnh phúc sẽ đến với bạn mà không cần phải đánh đổi bằng những thất bại đau điếng.

Không phải lúc nào thành công cũng được tạo ra từ những thất bại

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao những đồ vật như giấy, điện thoại đi động, máy vi tính hay các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Windows, Amazon… lại thành công? Tôi cũng đã từng đặt nhiều nghi vấn về câu chuyện đằng sau những thành công này. Câu trả lời nằm ở chỗ, ngay từ lúc đầu, những đồ vật trên hay chiếc điện thoại iPhone đều đã thành công (dù không phải rầm rộ), nhưng chúng cũng không phải trải qua nhiều thất bại để đến với đỉnh cao. Bởi vì đơn giản là vì những người đứng đầu của chúng biết đi đúng hướng.

Chẳng hạn, ban đầu, điện thoại – phát minh của Alexander Graham Bell bị phản đối dữ dội. Người ta cho rằng sản phẩm của ông là một thứ quái dị và phi thực tế. Hơn nữa, những chiếc điện thoại đầu tiên có chất lượng rất tệ, chúng to và thô, khó sử dụng, thường xuyên mất sóng và bất tiện. Nhưng suy cho cùng, nó vẫn thành công ở chỗ giải quyết được nhu cầu về trao đổi thông tin và tạo ra nhận thức mới cho người sử dụng. Do đó, điện thoại của ông Bell cũng có một số lượng người ủng hộ nhất định. Đó chính là nền tảng của thành công sau này của một ngành công nghiệp quan trọng.

Ngược lại, nếu ngay từ ban đầu, thất bại đến dồn dập với bạn, thì đó chính là lúc bạn cần suy nghĩ lại mình mắc sai lầm ở đâu, mình cần thay đổi như thế nào và mình có nên tiếp tục nỗ lực hay không. Người khôn ngoan luôn biết cố gắng, mạo hiểm, tính toán, sáng tạo và quan trọng là dừng lại đúng lúc.

Nỗ lực thôi đôi khi là chưa đủ mà còn cần nhiều yếu tố khác

Quả thực, nỗ lực và kiên trì luôn là những điều cận tiên quyết để làm nên sự nghiệp. Nhưng nếu chỉ biết cố gắng một cách mù quáng mà thiếu thông minh thì chẳng khác nào đâm đầu vào tường. Chúng ta, những người trẻ, luôn thừa đam mê nhưng lại thiếu sự chín chắn trong suy nghĩ. Quan niệm “thất bại là mẹ thành công” thực sự là một sai lầm tai hại. Điều đó khiến cho nhiều người trẻ ảo tưởng với năng lực của mình.

Không thể phủ nhận rằng thất bại nào cũng mang lại những bài học quý giá. Tuy nhiên, có những người thất bại rất nhiều, từ cuộc sống cá nhân, những mối quan hệ cho đến công việc, sự nghiệp; nhưng thành công thì mãi mãi xa vời với họ. Nói một cách hài hước, nếu “thất bại là mẹ thành công” thì “mẹ thành công” của những người đó đã bị “vô sinh”. Bởi đơn giản, quan niệm đó gắn chặt vào tiềm thức của họ, khiến họ càng thất bại, càng nỗ lực; song chỉ là nỗ lực một cách thừa thãi và mù quáng và rồi dẫn đến chìm sâu trong khủng hoảng và tuyệt vọng.

Người giàu khác người nghèo ở chỗ tư duy làm giàu của họ trái ngược nhau. Người nghèo luôn cố gắng kiếm tiền trong ngắn hạn, giống như làm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Còn người giàu lại luôn biết tiết kiệm, đổi mới phương thức làm giàu, đa dạng hóa các khoản đầu tư và đặc biệt là hạn chế những rủi ro có thể dẫn đến thất bại. Với họ, học từ thất bại của bản thân là rất hữu dụng, nhưng học từ thất bại của người khác thì lại càng có ích hơn bởi họ không chịu thiệt hại gì cả. Biết khi nào cần nỗ lực, khi nào cần từ bỏ, khi nào cần mạo hiểm – đó mới là đỉnh cao của nghệ thuật thành công.

Để có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn, bạn luôn phải học tập, nỗ lực, đúc kết kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội và tối thiểu hóa thất bại mà những người xung quanh mắc phải. Có lẽ quan niệm “thất bại là mẹ thành công” đã lỗi thời. Chỉ có tư duy thức thời và khả năng nhìn xa trông rộng mới là chìa khóa thành công không bao giờ bị nghi ngờ. Hãy là một người khôn ngoan, ước mơ và mục tiêu sẽ thành hiện thực với bạn!

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago