Chuyện đời

Quy luật sinh tồn chốn công sở: 12 cách giúp bạn thoát khỏi vòng vây hãm của kẻ tiểu nhân

Trong công ty, chúng ta không sợ người chơi xấu, chỉ sợ bản thân hiền quá, không làm họ sợ mình mà tránh xa. Nên, hãy học cách bảo vệ mình trước khi bị đồng nghiệp chơi xấu.

Công ty là nơi hội tụ nhiều nhân tài song cũng không ít tiểu nhân. Chúng ta không sợ chiến đấu bằng lí lẽ, lập luận gay gắt và khô khan, nhưng cái chúng ta sợ đó là không thể nhìn ra những con người đội lốt mặt nạ hiền lành nhưng dã tâm như thú dữ xung quanh mình. Do đó, cần phải thành thạo một số kỹ năng tự bảo vệ mình.

1. Lập biên bản bằng chữ

Liên quan đến việc hợp tác, hoặc rủi ro liên quan đến hợp đồng, hãy cố gắng giao tiếp bằng văn bản. Ưu tiên cho địa chỉ email và nên là địa chỉ email của công ty thay vì dùng Facebook. Nếu được, có thể để lại tin nhắn văn bản cho rõ ràng giấy trắng mực đen chứ không phải bằng giọng nói, điện thoại.

Lúc làm việc, truyền dữ liệu, thực hiện chuyển nhượng, bản sao bằng văn bản là thứ tốt nhất cho bên thứ ba.

2. Hãy nói ít nhưng làm nhiều

Nếu bạn gặp phải những yêu cầu không hợp lý, hãy suy nghĩ kỹ. Nếu bạn muốn ông chủ đánh giá cao bạn, đề bạt và tăng lương cho bạn, đồng thời tránh đồng nghiệp phía sau để tránh nói ra nói vào, thì bạn nên ít khoa trương, nói ít và thay vào đó là hành động nhiều hơn. Nếu bạn không quản nổi cái miệng của mình thì sau khi tất cả, những điều tốt đẹp sẽ không thể đến với bạn, còn chuyện xấu thì tới liên tục và lưu lại muôn đời.

3. Nói không với những sự nhờ vả quá đáng và việc chấp nhận sự bất công

Trong công việc, khi đồng nghiệp cần bạn giúp đỡ thì cứ giúp. Nhưng nếu đồng nghiệp cứ nhờ bạn giúp lần này đến lần khác thì bạn nên từ chối. Đừng chỉ biết chấp nhận và phục tùng mệnh lệnh của đồng nghiệp như con robot, bạn phải học cách từ chối và học cách nói “không”.

Ví dụ, bạn vẫn đang còn rất nhiều công việc chưa được thực hiện thì một đồng nghiệp khác nhờ bạn, thời gian này, bạn có thể nói rõ ràng với anh ta hoặc cô ta rằng bạn cũng đang bận, không có cách nào để giúp anh ta. Nếu bên kia thực sự lo lắng, bạn có thể khuyên bên kia đi tìm sự hỗ trợ từ người lãnh đạo để điều phối công việc.

4. Hãy giữ khoảng cách an toàn với người khác

Giữ một khoảng cách thích hợp với đồng nghiệp của bạn, đừng quá thân thiết đến mức đem chuyện gia đình, công việc ra kể chi tiết cho họ nghe vì bạn không biết rằng những người này sẽ bán đứng bạn lúc nào. Bạn cũng đừng mong trở thành bạn gái hay bạn trai của người khác nhờ câu chuyện bạn nghe được.

Tuy nhiên, đừng cách họ quá xa, khiến mọi người cảm thấy rằng bạn khó hòa hợp. Hãy hòa đồng với các đồng nghiệp của bạn nhưng ở mức vừa phải đề một ngày nào đó bạn không phải hối hận.

5. Không nên kể chuyện bạn sắp xin nghỉ, bị thôi việc hay sắp thất nghiệp cho đồng nghiệp nghe

Có hai lí do cho vấn đề này. Một là, vì việc mới lương cao hơn, sếp tốt hơn công việc hiện tại nên bạn đã lên kế hoạch xin nghỉ. Nên, nếu bạn nói thông tin về công ty mới, tin bạn sắp nghỉ công ty hiện tại… cho một đồng nghiệp không biết giữ mồm giữ miệng, bạn sẽ chết vì có thể anh ta sẽ liên lạc riêng với sếp mới của bạn và vị trí của bạn có thể không được đảm bảo. Hoặc, đồng nghiệp của bạn là kẻ thích hóng hớt, buôn dưa lê thì tin tức bạn muốn thay đổi công việc được truyền vào tai của sếp hoặc khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn sẽ ăn không ngon, ngủ không yên trong những ngày kế tiếp.

6. Đừng tùy tiện kể lung tung về doanh số và khách hàng của bạn 

Tại nơi làm việc, ngoài việc bảo vệ danh tiếng của bạn, điều quan trọng hơn là duy trì lợi ích của riêng bạn. Trong công ty về hiệu suất hoặc doanh số, khách hàng và những thứ tương tự, tốt nhất không nên nói quá nhiều với đồng nghiệp của bạn. Những khách hàng tốt có thể gặp nhưng không thể cưỡng cầu.

Để có được khách hàng này, bạn cần rất nhiều công sức thuyết phục họ mua sản phẩm của công ty, thậm chí còn mời họ đi dùng cơm để đạt được sự hợp tác lâu dài từ họ.

Nếu bạn chia sẻ thông tin của khách hàng với các đồng nghiệp của mình, rất có khả năng bạn sẽ bị mất đi mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của bạn, không đạt được doanh số công ty giao và dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

7. Tuân thủ nguyên tắc, đừng để người ta nắm đằng cán

Trong cuộc sống và công việc, chúng ta nên tuân thủ các nguyên tắc, đừng vì món lợi nhỏ tức thời, liều mình thí mạng làm ra những chuyện vi phạm nội quy hay pháp luật, một khi người khác nắm được sơ hở của bạn, bạn sẽ bị đánh bại hoàn toàn.

Đồng thời, thiếu sót của mình, khó khăn, đặc biệt là những khó khăn có thể ảnh hưởng đến công việc, thì đừng tùy tiện kể với những người không mấy liên quan vì họ sẽ không thèm hiểu cho bạn đâu.

Mặt khác, khi bạn và anh ấy đứng trong tình thế mà lợi ích của bạn ngược lại với lợi ích của anh ta, anh ta sẽ dễ dàng lợi dụng và bạn không thể từ chối.

9. Đừng lãng phí thời gian cho những việc vô nghĩa và những người không đáng

Không cần biết bạn là ai, đã trải qua những chuyện gì, hãy cố gắng kiểm soát tình huống của bạn và giữ bình tĩnh. Rốt cuộc, vì công việc có mức lương không xứng đáng với công sức bạn bỏ ra, vì những đồng nghiệp ” cáo già giả nai tơ” mà bạn đang tự làm tổn thương mình, có đáng không?

Thay vì tranh cãi với người khác, tốt hơn là dành nhiều thời gian hơn để học một kỹ năng mới, ở bên cạnh gia đình và đừng lãng phí công sức và thời gian của bạn cho những người không xứng đáng.

10. Cái gì chưa rõ ràng thì càng phải làm rõ ràng và minh bạch

Tại nơi làm việc, trách nhiệm, công việc của mỗi nhân viên có ranh giới nghiêm ngặt, nếu bạn đang bắt đầu một công việc mới, bạn phải tìm hiểu, không rõ ràng chỗ nào thì phải hỏi cho ra vấn đề. Ai cũng có công việc riêng của mình, hãy tận tâm làm tốt công việc. Còn công việc của người khác, bạn không thể quản.

Thời gian bạn rảnh nhưng người khác nhờ bạn, nếu bạn có thể giúp thì hãy giúp, nhưng nếu bạn không muốn, người khác không thể buộc bạn phải làm.

11. Nói có sách, mách có chứng mới khiến tiểu nhân tâm phục, khẩu phục

Trong quá trình làm việc, nếu đối phương có âm mưu cạnh tranh, cản trở bạn, thì đấu khẩu lúc này không phải là cách tốt nhất, bạn sẽ chỉ có mình xuống nước để thu thập bằng chứng về phương pháp không công bằng trong nơi làm việc, sau khi nắm bắt được bằng chứng, phía bên kia sẽ không hành động bừa bãi, lỗ mảng nữa.

Tại nơi làm việc, nếu bạn giữ bằng chứng chết người và có thể khiến đối phương lao đao thảm hại, điều đó mới đáng giá. Nếu bằng chứng của bạn không đủ thuyết phục, điều này cũng có thể gây xích mích, thậm chí khiến đối phương phục thù, còn việc lãnh đạo chú ý sẽ không thể xảy ra.

12. Làm tốt công việc của bạn

Điều cơ bản nhất để làm ở nơi làm việc là làm thật tốt việc của bản thân. Đó là “sự thật phũ phàng” để giúp bạn kiếm tiền từ công ty và có được sự tin tưởng của sếp và các đồng nghiệp. Tại nơi làm việc, có rất nhiều người tốt và kẻ xấu,bạn không hề thấy được rõ bộ mặt của họ trong một thời gian ngắn nhưng hãy cứ giao việc đó cho thời gian, còn bạn cứ hoàn thành tốt công việc của mình thì mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago