Mới đây, TikTok đã khởi động chương trình TikTok Trends Việt Nam, nhằm “mang đến cho các nhà tiếp thị góc nhìn chuyên sâu về hình thức quảng cáo qua video ngắn”.
TikTok vẫn phải tiếp tục giáo dục thị trường, gồm người dùng phổ thông, các nhà sáng tạo nội dung và các thương hiệu
Chương trình TikTok Trends sẽ gồm một chuỗi sự kiện mang tầm khu vực, là nơi gặp gỡ, kết nối và giao lưu của các chuyên gia tiếp thị, truyền thông trực tuyến. Tại đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ những kiến thức giá trị, những góc nhìn và xu hướng mới trong lĩnh vực video ngắn và cập nhật những công cụ mới nhất của TikTok. Ví dụ như Novaon Group, Viettel Telecom, PepsiCo Vietnam, Maybelline-L’Oreal Vietnam, Anymind Group và Hiệp hội Mobile Marketing Việt Nam (MMA) trong buổi đầu tiên.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có các hoạt động khác để “giáo dục” khách hàng/thương hiệu ở khu vực châu Á, Đông Nam Á và đặc biệt là tại Việt Nam, thông qua Bản tin TikTok Trends phát hành hằng tháng và Cẩm nang Tiếp thị Giải trí TikTok Trends.
Một phiên tọa đàm của các nhãn hàng cho chương trình TikTok Trends.
Đáng lẽ, với nền tảng đã có 12 triệu người dùng, thì TikTok không cần phải quảng bá quá nhiều nữa, mà khách hàng sẽ tự tìm đến. Nhưng, với việc họ gần như là tân binh ở thị trường Việt, cộng với người dùng chủ yếu của họ là GenZ, TikTok vẫn phải tiếp tục ‘giáo dục’ thị trường nói chung, trong đó có người dùng, nhà sáng tạo nội dung và giờ thêm thương hiệu.
TikTok ra đời năm 2016, nhưng tới năm 2018 họ mới tiến vào Việt Nam và vừa chính thức ra mắt vào tháng 4/2019, rồi chỉ 3 tháng sau công ty mẹ đã tuyên bố sẽ thương mại hóa ứng dụng. Với tốc độ phát triển như vậy, quả là TikTok đã ‘làm khó’ đội ngũ tại Việt Nam. Họ vẫn chưa ‘giáo dục’ xong người dùng, các nhà sáng tạo nội dung, giờ lại phải ôm đồm thêm các thương hiệu.
Ngoài ra, dù TikTok đang có 12 triệu người dùng theo tuyên bố của họ, nhưng hầu hết người dùng chủ yếu là Gen Z, tức là những người quá trẻ để có thể làm lãnh đạo cao cấp hoặc sếp bộ phậm marketing – PR – những người có tiếng nói quyết định đến việc doanh nghiệp sẽ chạy quảng cáo – truyền thông trên nền tảng nào. Có thể, những người làm PR – marketing ở các doanh nghiệp lớn Viettel, PepsiCo… nhanh chóng nắm bắt các xu hướng, nhưng ở các SMEs – khối doanh nghiệp đông nhất Việt Nam, thì sao?
Hiện đã có rất nhiều agency tại Việt Nam đưa TikTok vào các gói truyền thông – quảng cáo để chào mời các doanh nghiệp, tức là ngoài YouTube và Facebook, Google Ad họ còn thêm TikTok; nhưng nếu đối tác chưa dùng TikTok họ sẽ nghi ngờ về sự cần thiết và tính hiệu quả khi quảng cáo trên nền tảng này. Muốn thuyết phục được các SMEs tại Việt Nam, TikTok lẫn giới agency cần thêm thời gian.
TikTok chưa đặt nặng vấn đề doanh thu tại Việt Nam, vẫn ưu tiên nội dung tốt kể cả khi đó là nội dung quảng cáo
Theo bà Diễm Hoàng, Giám đốc Marketing – TikTok Việt Nam, thì trong thời gian đầu thương mại hóa, tại thị trường Việt Nam, TikTok vẫn chưa đặt nặng vấn đề doanh thu; mà vẫn sẽ tiếp tục phát triển người dùng, đa dạng hoá nội dung và tạo cho các nhãn hàng một sân chơi mới. Với TikTok, các nhãn hàng sẽ có thêm một kênh để quảng bá sản phẩm và tiếp xúc gần gũi khách hàng của mình.
Bà Diễm Hoàng đang giới thiệu các các dịch vụ quảng cáo trên TikTok cho các đối tác.
“Mặc dù đã thương mại hóa các hoạt động quảng cáo trên TikTok, nhưng TikTok chưa bao giờ xem mình là một platform chuyên dùng để quảng cáo hoặc cung cấp các giải pháp về quảng cáo mà luôn là một nền tảng chuyên về nội dung số. Cho nên, khi nhãn hàng đến với TikTok – TikTok sẽ tư vấn về mặt nội dung để video đó có thể phát triển theo hướng như thế nào – làm sao, nhằm tăng được lượng tương tác – cộng hưởng cho chiến dịch.
Về mặt chiến lược nội dung cho TikTok, chúng tôi phải phối hợp từ nhiều phía. Khi chạy quảng cáo, các nhãn hàng không nên hướng về cách làm truyền thống, mà nên có nội dung hay/độc đáo nhằm kết nối tốt hơn với người dùng. TikTok không hoan nghênh những quảng cáo đơn thuần về sản phẩm, như kiểu ‘đập’ vào mặt người khác. Với sự tham gia của các brand, các nội dung trên TikTok sẽ càng đa dạng và phong phú, phục vụ người dùng tốt hơn.
TikTok sẽ không thu phí tư vấn, mà chỉ giới thiệu cho nhãn hàng thấy những ích lợi khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên app, doanh nghiệp nào thấy hợp thì làm, không thì cũng chẳng sao“, bà Diễm Hoàng khẳng định.
Có vẻ, TikTok đang khá sợ ‘điều tiếng’ là họ xây dựng ra nền tảng chủ yếu phục vụ quảng cáo – truyền thông cho các nhãn hàng, rồi có thể vì quá say mê kiếm tiền mà họ không quan tâm tới người dùng phổ thông nữa; nên họ rất cẩn trọng trong việc phát biểu cũng như thúc đẩy quá trình thương mại hóa.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…