Những nhân viên xuất sắc đa số đều không sợ khổ, không sợ mệt, nhưng họ lại rất sợ những lãnh đạo bất công hoặc hồ đồ, không thấy được tài năng và nỗ lực của họ. Mà khi họ thấy nỗ lực của mình không được coi trọng, sẽ có 2 phản ứng: Một là “biến lười”, hai là “rời đi”.
(01)
Gần đây, Kiên – nhân viên trong công ty tôi đột nhiên xin nghỉ việc, điều này khiến tôi và các đồng nghiệp khác rất ngạc nhiên.
Bởi vì anh ấy đã làm việc ở đây được hơn nửa năm. Hơn nữa, hai ngày trước, anh ấy còn được nhận tiền thưởng từ bộ phận.
Kiên làm bên mảng nhân viên kinh doanh, bởi vì anh ấy có kinh nghiệm phong phú, ý tưởng sáng tạo và linh hoạt, nên được sếp coi trọng và đánh giá rất cao. Bất cứ lúc nào, sếp cũng đều suy nghĩ cẩn thận và lựa chọn rất nhiều kế hoạch, ý tưởng mà anh ta đề ra.
Nhưng bây giờ anh ấy lại đột nhiên muốn thôi việc, điều này khiến chúng tôi và cả lãnh đạo vô cùng bất ngờ.
Tại sao vậy? Chẳng lẽ có ai đó nói xấu anh ta? Hay lãnh đạo vô tình làm gì đó khiến anh ta không hài lòng?
Tôi hỏi Kiên, sao cậu ta lại quyết định nghỉ việc. Nhưng cậu ta chỉ bảo tôi, do nhà có việc.
Đây rõ ràng không phải lí do thực sự.
Là một nhân viên lâu năm trong công ty, tôi đã sớm rút ra được một điều: Đa số mọi người khi xin nghỉ việc, đều sẽ không nói thực về lý do nghỉ của mình.
Nhưng nghĩ lại cũng là lẽ thường, dù sao đã muốn đi rồi, có bất mãn gì với công ty thì cũng giữ trong lòng thôi. Cần gì phải lớn tiếng mắng một trận, khiến ai cũng chán ghét, đúng không?
Khi trò chuyện cùng một đồng nghiệp làm cùng bộ phận với Kiên, người bạn đồng nghiệp đó đã hỏi tôi một câu:
“Cậu có biết sếp phát thưởng thế nào không?”
Tôi nói: “Có, chia đều cả! Sếp nói mọi người cùng nỗ lực làm với nhau, nên tiền thưởng phải công bằng, chia như nhau.”
Anh bạn kia đáp: “Đó, nguyên nhân Kiên nó xin nghỉ đấy! Sếp thật là… tự mình đuổi mất nhân viên ưu tú của công ty rồi!”
Thấy tôi còn hơi mơ hồ, anh bạn kia hỏi tiếp:
“Làm cùng công việc với nhau, người A làm được 6 điểm, người B làm được 10 điểm, nhưng cuối cùng ông chủ phát thưởng, cho họ mỗi người 8 điểm. Cậu đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra?”
Nghe xong lời này, cuối cùng tôi đã hiểu ra lí do là gì.
Hóa ra Kiên rời khỏi công ty là vì bất mãn phần thưởng không công bằng.
Dù khác bộ phận, nhưng tôi nhìn thấy rất rõ, trong khoảng thời gian này, Kiên đã rất cố gắng cho công việc. Thế nhưng, khi anh ấy mong đợi được thưởng 10 điểm thì sếp lại trao cho anh ta món quà đạt mức điểm trung bình như mọi người. Kiên thấy không công bằng, nên đã chủ động xin từ chức.
(02)
Sau này, tôi thảo luận với bạn bè về vấn đề này, và nhận ra chuyện giống như vậy không phải hiện tượng riêng biệt hay lạ lẫm gì. Hiện nay, có rất nhiều công ty phát sinh trường hợp tương tự.
Cô bạn thân của tôi trước đây từng làm trong một công ty Internet, và cũng từng gặp vấn đề như vậy, nhưng còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì tiền thưởng mà cả bộ phận đều xin thôi việc.
Lúc đó, công ty họ có một bộ phận tên là phòng phát triển. Nhóm có khoảng 10 người, ngoài 1, 2 nhân viên cũ ra, còn lại đều là người mới được tuyển.
Phòng phát triển trước giờ không có thành tích gì đặc biệt, thậm chí có vài đồng nghiệp còn không biết họ làm gì.
Một ngày nọ, ông chủ đột nhiên đi khắp công ty kiểm tra, muốn xem mọi người làm việc thế nào.
Kết quả thấy phòng phát triển có thời gian làm việc dài nhất, nghĩ họ rất chăm chỉ, nên vui vẻ phát thưởng cho họ.
Những người trong phòng phát triển không chỉ vui mừng nhận thưởng mà còn kể với lãnh đạo bộ phận mình đã cực khổ, siêng năng thế nào, mấy bộ phận khác đều không chăm chỉ bằng họ ra sao…
Hành động này khiến nhân viên phòng kế hoạch rất khó chịu. Bởi vì họ hiểu rất rõ cách làm việc của phòng phát triển: Hiệu suất công việc thấp, không chuyên tâm làm việc, chỉ lo bàn về bữa trưa ngày hôm nay ăn gì, rảnh rỗi vào ban sáng rồi xin tăng ca về đêm để kiếm nhiều tiền hơn.
Làm việc như vậy mà được khen thưởng? Trong khi bọn họ mỗi ngày đều hoàn thành công việc từ sớm.
Mặc dù mọi người thường bảo nhau: “Đừng trách đời bất công, là do bạn chưa hiểu luật chơi của nó!” Nhưng nếu trong môi trường công sở, sự bất công diễn ra thường xuyên và rõ ràng như vậy, khó tránh làm nhân viên chán nản, mất lòng tin, đặc biệt là những nhân viên ưu tú, họ thà từ bỏ còn hơn tiếp tục cố gắng làm việc tiếp trong sự khó chịu.
(03)
Nghe bạn tôi kể xong, tôi bỗng nhiên nghĩ đến một điều:
“Phải chăng sự từ chức của nhân viên ưu tú chính là loại “thuốc nhỏ mắt” tốt nhất cho lãnh đạo? Giúp họ nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề?”
Những nhân viên xuất sắc đa số đều không sợ khổ, không sợ mệt, nhưng họ lại rất sợ những lãnh đạo bất công hoặc hồ đồ, không thấy được tài năng và nỗ lực của họ.
Mà khi họ thấy nỗ lực của mình không được coi trọng, sẽ có 2 phản ứng: Một là “biến lười”, hai là “rời đi”.
Nếu chọn “biến lười”, họ chỉ làm cho có, hiệu suất công ty không còn tốt như trước nữa.
Nếu chọn “rời đi”, công ty mất đi một người tài.
Dù họ chọn cái nào, cũng đều khiến công ty tổn thất lớn.
(04)
Vậy làm sao để ngăn ngừa việc mất đi nhân viên ưu tú?
Phần thưởng nên dựa theo công lao
Với nhân viên giỏi, phần thưởng bằng nhau chỉ như một “sự trừng phạt”.
Bởi vì rõ ràng họ đã phải trả giá nhiều hơn cho công việc, nhưng lại chỉ có thể nhận được tiền thưởng tương tự, điều này chắc chắn sẽ khiến họ bất mãn, không vui.
Kịp thời thưởng cho nhân viên giỏi
Nếu nhân viên làm tốt ngay đầu tháng, đừng chờ đến cuối tháng mới thưởng, hãy thưởng ngay lập tức. Như vậy, bạn không chỉ có thể khích lệ ý chí làm việc của họ, mà còn gián tiếp kích thích tinh thần đấu tranh của các nhân viên khác.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…