Từ những hành động, lời ăn tiếng nói thường ngày, ta có thể nhìn ra đặc trưng tính cách và tác phong làm việc của một con người. Người đáng tin cậy chắc chắn sẽ nói chuyện rất chân thành, nhưng những kẻ giả tạo thì khác, nói gì cũng sẽ đắn đo cân nhắc, sợ bị người khác nhìn thấu suy nghĩ thực sự trong lòng. Tuy nhiên cho dù có cẩn thận đến đâu, họ vẫn không tránh khỏi những câu cửa miệng sau đây.
1. “Tôi biết ngay mà!”
Đây là kiểu người “xong chuyện rồi mới gáy” điển hình, lúc cần góp ý kiến thì im như thóc, chờ ván đóng thành thuyền rồi là lại bắt đầu: “Tôi biết ngay mà!”.
Những kẻ giả tạo rất thích nói câu này để tỏ ra thông minh và hiểu biết, khiến người khác nghĩ họ rất tài giỏi trong phương diện đó.
Kiểu người này sợ người khác cho là mình kém cỏi, nên mới thường dùng câu nói đó để cố tỏ ra mình không ngu ngốc ngay khi có cơ hội, nhưng lại không biết rằng càng nói thế nhiều, người khác càng dễ nhận ra bản chất của mình.
2. “Nói thật nhé…”
Có một chân lý thế này, con người ta càng sợ cái gì thì lại càng muốn thể hiện cái đó.
Đây cũng là cách nói chuyện kinh điển của những kẻ giả tạo: dùng lời nói che giấu mục đích thật sự, và cố gắng đạt đến hiệu quả mình mong muốn.
“Nói thật nhé…” thực ra là một câu nói khẩu thị tâm phi điển hình, sau cụm “nói thật nhé” kia thường chẳng câu nào là thật, cho nên kiểu người thích nói câu này cũng vô cùng giả tạo, không có một chút thành tín nào.
3. “Bạn giỏi quá đi mất!”
Người giả tạo gặp ai cũng khen, thỏa mãn ham muốn hư vinh của người khác chính là cách để họ “lung lạc” lòng người. Suy cho cùng, ai mà chẳng thích được khen ngợi, khẳng định.
Thông qua phương thức khen ngợi giả tạo này, họ sẽ xây dựng được một “vòng quan hệ” cho mình, lợi dụng người khác theo cách mình muốn.
4. Bạn nghĩ sao?
Kẻ có điều khuất tất trong lòng thường rất ít khi bày tỏ suy nghĩ thật sự, cực kỳ thận trọng khi giao tiếp với người khác.
Anh ta/ cô ta thích nghe suy nghĩ của người khác trước, còn mình thì chỉ biết hỏi “Vậy bạn nghĩ thế nào?”. Làm vậy sẽ khiến đối phương có cảm giác như thể người này học cao hiểu rộng, cái gì cũng biết. Tỏ ra bí ẩn, thâm sâu khó dò cũng là một phương thức biểu đạt thường thấy ở những kẻ giả tạo.
Còn bạn thì sao? Bạn thấy bốn câu nói này có quen không?
Nguồn:Tri Thức Trẻ