Trong mắt các nhà lãnh đạo một người xứng đáng được đề bạt thăng chức phần lớn không phải dựa vào năng lực làm việc của mỗi cá nhân, mà còn dựa vào thái độ làm việc
Rất nhiều dân công sở cảm thấy bối rối, thậm chí là ngại và sợ khi tiếp xúc với nhà lãnh đạo, bởi trong chính tâm tưởng của những người nhân viên cấp dưới luôn mặc cảm phân biệt ranh giới giữa cấp trên và cấp dưới. Hơn nữa, khó mà có thể hiểu được nhà lãnh đạo họ đang nghĩ gì, thái độ của họ cực kỳ khó hiểu lúc nóng lúc lạnh.
Tuy nhiên vấn đề thăng chức, tăng lương lại có liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ giữa các nhân viên với lãnh đạo, mối quan hệ đó mà càng tốt thì trong công việc càng có nhiều cơ hội phát triển.
Thực tế, trong mắt các nhà lãnh đạo một người xứng đáng được đề bạt thăng chức phần lớn không phải dựa vào năng lực làm việc của mỗi cá nhân, mà còn dựa vào thái độ làm việc. Chốn công sở nhận được sự công nhận và đánh giá cao của lãnh đạo thì cơ hội được đề bạt không còn xa. Chính vì thế chốn công sở phải chủ động làm 3 việc sau bạn sẽ ngày càng được sếp trọng dụng.
Chủ động thường xuyên tiếp xúc với lãnh đạo
Trên thực tế đa số mọi người đều rất sợ các nhà lãnh đạo, ngày thường ở công ty đều cố tình để không phải chạm trán với lãnh đạo, những nơi mà lãnh đạo hay qua thì nhân viên cấp dưới lại hạn chế qua đó. Ví như khi thấy lãnh đạo ở trong thang máy, mặc dù bản thân cũng đang có việc rất gấp cần giải quyết những cũng không dám dùng chung thang máy.
Nếu cứ tiếp tục dùng phương pháp giao tiếp như vậy với sếp bạn sẽ rất khó có một tương lai tốt đẹp. Vì nếu bạn muốn được đề bạt, một điều chắc chắn bạn cần phải làm đầu tiên đó chính là gây ấn tượng đẹp trong mắt nhà lãnh đạo. Muốn tạo được ấn tượng tốt trong lòng cấp trên, phải chủ động tiếp xúc với nhà lãnh đạo đúng lúc, đúng thời điểm, thể hiện cho họ thấy những điểm mạnh của bạn.
Như vậy những thành tích trong công việc ngày thường của bạn cũng được sếp quan tâm nhiều hơn, họ sẽ biết đến bạn, nhắc tên bạn nhiều hơn trong những cuộc họp quan trọng với các lãnh đạo cấp cao. Và chắc chắn cơ hội được đề bạt chỉ còn là vấn đề thời gian.
2. Chủ động chăm chỉ báo cáo tiến độ công việc với sếp
Tích cực báo cáo tiến độ công việc với sếp là những việc cần làm của một nhân viên, nhưng rất nhiều nhân viên thường không làm như vậy. Bởi vì nhiều lúc do nhà lãnh đạo không yêu cầu, mọi người thì cứ theo một qui trình có trước để làm. Sếp không yêu cầu báo cáo thì khỏi báo, hơn nữa nhiều nhân viên cũng rất sợ khi tiếp xúc với nhà lãnh đạo.
Thái độ công việc như vậy chỉ khiến cho bản thân ngày càng tụt hậu, khó lòng có thể thay đổi cách nhìn của sếp dành cho bạn.
Những người được lãnh đạo để bạt đều hiểu một nguyên tắc làm việc đó là mỗi một giai đoạn chủ chốt của công việc đều chủ động đến gặp sếp để báo cáo, những người nhân viên như vậy thì luôn làm cho các nhà lãnh đạo tin tưởng.
Mặt khác chủ động báo cáo tiến độ công việc có thể cho sếp hiểu được nhân viên của họ đang làm việc gì, nó còn khiến cho khoảng cách giữa bạn với sếp thu ngắn lại, làm cho lãnh đạo càng thêm hiểu và tin tưởng bạn.
3. Chia sẻ gánh vác công việc với sếp
Trên thực tế trong công việc mọi người thường xuyên cho rằng lãnh đạo là người có quyền có tiền, chẳng có gì có thể làm khó được họ. Nhưng sự thật là lãnh đạo cũng có những phiền não riêng. Hàng ngày có rất nhiều việc phải suy nghĩ, hơn nữa họ phải suy nghĩ những việc tầm cỡ vĩ mô.
Khi sếp gặp phiền muộn, ngay lúc đó nếu bạn chủ động đến trước mặt sếp xin được chia sẻ một phần khó khăn với sếp bằng chính khả năng của mình. Chắc chắn nhà lãnh đạo sẽ vô cùng ấn tượng với hành động đó của bạn.
Chốn công sở phải biết nắm bắt thời cơ, khi lãnh đạo cần bạn dám đứng ra nhận việc về mình, làm như thế cơ hội dành cho bạn ngày càng nhiều.
Trong công việc bạn chủ động chia sẻ công việc với mọi người, với lãnh đạo sẽ làm cho lãnh đạo nhìn thấy thái độ tích cực của bạn trong công việc, nhìn thấy dáng dấp của một người nhân viên mẫn cán, không sợ khổ không sợ khó…, làm được như như vậy thì càng ngày bạn sẽ càng được cấp trên trọng dụng.
Nguồn:Tri Thức Trẻ