Triệu Mộ Hạc, sinh năm 1911, nguyên giám đốc Trung tâm Tư vấn Đại học Sư phạm Cao Hùng, Đài Loan. Ở tuổi 98, ông nhận bằng thạc sĩ, đồng thời cũng thạc sĩ lớn tuổi nhất ở Đài Loan. Trong thời gian này, ông đi làm hơn 4 giờ mỗi ngày và làm việc liên tục trong suốt 2 năm.
Đồng nghiệp cũ nói: “Ông sắp chết tới nơi rồi, lại còn học máy tính, ông nên nghỉ ngơi đi!”. Ông Triệu khi đó đã 100 tuổi nói: “Nhưng tôi vẫn sống mà….” Triệu Mộ Hạc cả đời nghiêm túc phấn đấu, ngay cả khi đã 100 tuổi, ông vẫn sống rất đặc sắc và rực rỡ.
Ngày Triệu Mộ Hạc rời khỏi nhà, mẹ ông đã dặn: “Nghèo phải nghèo cho sạch, xin cơm cũng được”. Xin cơm, nếu người ta nỡ cho bạn, ít nhất họ cũng tích được đức, nhưng nợ nần chồng chất rồi không trả mới chuyện xấu hổ nhất. Vì vậy, ông cả đời không bao giờ nợ nần tiền bạc, cũng không nợ ân tình, người ta nói “vô tình” thì cả người nhẹ nhõm, ông luôn sống rất vui vẻ và yên dạ yên lòng.
Ông không tham lam, chỉ cầu ổn định
Triệu Mộ Hạc trước khi đến Đài Loan cũng có cho mình một khoản tiền không nhỏ, nhưng sau khi đến Đài Loan, bạn bè mượn 2000 tệ đi làm ăn, nhưng sau đó họ trốn, ông cũng không tìm được. Khi đó, tiền tệ rất có giá, lương giáo viên một tháng 200, 300, một mét đất bỏ ra 18 tệ là đã mua được rồi. Bản thân ông tự cho rằng mình đen đủi, không hề có ý định đuổi tới cùng người bạn kia. Bởi lẽ ông luôn rất cởi mở trong chuyện tiền bạc, ai lúc khó khăn chẳng đi vay, nhưng phần lớn đều không trả lại.
Triệu Mộ Hạc luôn làm việc cho công ty nhà nước, ông luôn nhớ tới lời của cha mình: “Làm việc nhà nước mà phát tài, là vô liêm sỉ; làm kinh doanh mà không phát tài thì là vô năng”. Làm việc trong công ty nhà nước sẽ không phải lo đói, muốn phát tài thì có thể tham nhũng, nhưng trong quan niệm của ông, ông không cầu phú quý, chỉ mong tiền đủ tiêu là đủ.
Ở tuổi 77, ông nghỉ hưu, ông quyết định giữ lại số tiền lương hưu của mình. Các đồng nghiệp thì khác đem tiền đi đầu tư, muốn tiền đẻ ra tiền, lợi đẻ ra lợi, nhưng được mấy người thực sự phất lên. “Một người nếu không hiểu được bản thân, vậy thì sẽ không bao giờ hết khổ”, Triệu Mộ Hạc tự nhân mình đẻ ra không có năng khiếu kiếm tiền, ông cũng biết được giới hạn của mình: “Nhân viên nhà nước thì biết gì về làm ăn kinh doanh? Tôi không tham lam, chỉ cầu ổn định.”
Đã vay đã nợ là nhất định phải trả
Lúc cháu trai học đại học, Triệu Mộ Hạc lần đầu tiên phát hiện ra đến tiền ăn cơm cũng không đủ. Vì vậy, ông đã xin vay tiền trợ cấp học hành cho con em viên chức, mặc dù không tính lãi, nhưng khi cháu trai học hết đại, ước tính cũng nợ tới 990 ngàn tệ, khi đó thu nhập 1 năm của ông mới chỉ là 160 ngàn tệ, biết trả ra sao?
Thật ra, chỉ cần Triệu Mộ Hạc mở lời sẽ có rất nhiều người đồng ý cho ông mượn tiền, nhưng ông thà nợ công ty còn hơn là nợ cá nhân. Sau này, có một người bạn muốn giúp đỡ, cho ông vay 1500 ngàn tệ đi mua đồng đô la Mỹ vì người bạn trong ngân hàng của cô ấy nói đồng USD sẽ vấn còn tăng giá, nhưng ông từ chối, người bạn này phải nói mình sẽ lấy lãi, Triệu Mộ Hạc mới đồng ý.
Triệu Mộ Hạc sau khi mua đồng USD, đồng USD liền cứ tiếp tục tăng giá, ông nhận thấy cách này có thể được, nên mới dám vay bạn bè, đồng nghiệp vài trăm ngàn tệ nữa, đồng thời luôn bảo đối phương nhất định phải lấy lãi. Hơn nữa, để người cho vạy yên tâm, ông để hết những tờ hóa đơn mua USD cho họ giữ.
Cứ như vậy trong vòng 2 năm, Triệu Mộ Hạc vừa lo được tiền học cho cháu, vừa có thể trả được hết nợ.
Triệu Mộ Hạc không chỉ trả hết nợ tiền, mà cũng không quên trả nợ ân tình. Sau khi trả hết nợ, ông mời những người bạn đã giúp mình đi ăn một bữa linh đình, để họ thích ăn gì thì gọi, sau khi ăn xong còn tặng mỗi người một chiếc nhẫn vàng…
Ông không làm nô lệ “tiết kiệm”, sống hưởng thụ
Cuộc sống của Triệu Mộ Hạc, mỗi tháng chỉ cần 10 ngàn tệ là đủ, ông không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, cuộc sống đơn giản, tự mình nấu cơm, tiền còn thừa, ông sẽ để đó đi hưởng thụ.
Vì bạn bè nhiều, tụ tập cũng nhiều, tất nhiên tang ma, cưới hỏi, lễ tết cũng nhiều, ông mặc dù chỉ có một mình, nhưng đi ra ngoài ăn uống hay tụ tập cũng đều đem theo 2000 tệ, không ăn uống cũng 2000 tệ, không hề hà tiện, keo kiệt. “Tôi có một thân một mình, nhưng cũng xem là một hộ, mang nhiều hơn 1000 tệ ra ngoài cũng nghèo không nổi đâu”, ông nói.
Triệu Mộ Hạc không quá mức tiết kiệm, ông biết mình ở độ tuổi này rồi, tiền không quan trọng, cuộc sống mới quan trọng, cơ thể khỏe mạnh mới quan trọng, nên tiêu thì cứ tiêu, hơn nữa phải tiêu một cách hào phóng. Đồng nghiệp cũ nhìn ông tiêu tiền như vậy nói ông kiếm được mấy đồng mà cứ suốt ngày mời bạn mời bè như vậy, ông nói “nhưng tôi vẫn đủ dùng mà!”.
Còn đồng nghiệp khác nói ông già rồi, nên tiết kiệm, ông cười nói: “Ôi giời, già thì cũng già rồi, còn tiết kiệm cái gì nữa, nghĩ thoáng ra một chút”. Người ta nói, 70 tuổi mới là bắt đầu, nhưng Triệu Mộ Hạc 70 tuổi đã già rồi: “Sau khi già rồi, tiền không quan trọng, quan trọng là tâm lý đã thỏa mãn.”
Triệu Mộ Hạc trước giờ chưa từng ngược đãi bản thân, ông hầu như không có lúc nào là không hài lòng, đi tới đâu cũng thuận theo tự nhiên, gặp sao yên vậy.
Ông thỉnh thoảng cũng sẽ nhận lời tham gia một về buổi diễn thuyết hay viết thư pháp, người ta muốn trả ông tiền công hay tiền xe nhưng ông trước giờ đều không nhận, lý do của ông là: “không phải phiền phức vậy, tôi không có khoản tiền đấy vẫn sống tốt được qua ngày. Tiền, đủ sống là được rồi, nhiều quá tôi không cần.”
Triệu Mộ Hạc không đầu tư, cũng không mua bảo hiểm, ông giữ lại một căn nhà nhỏ cho cháu, cảm thấy như vậy là đã đủ, để lại cho cháu quá nhiều tiền cũng không phải chuyện tốt.
Ông không cầu người, tự mình thu xếp cuộc sống
Khi còn chưa nghỉ hưu, Triệu Mộ Hạc từng vào viện hai mấy ngày vì phẫu thuật viêm túi mật, ông chỉ xin nghỉ với đơn vị, bạn bè không biết ông đi đâu, vì ông không muốn người ta đến thăm bệnh.
Ngay cả ngày bị bệnh, ông cũng thấy không cần thiết để cháu trai biết, “nó có biết cũng vô dụng”. Ông cho rằng, trong một xã hội bận rộn như hiện nay, con cháu chăm sóc ông bà cha mẹ đã không còn là vấn đề nên hay không nên, mà là vấn đề khả năng: “Con cái đều đi làm, không có thời gian chăm sóc bạn, cũng không thể cứ xin nghỉ mãi được. Ở bệnh viện đã có bác sĩ, y tá chăm sóc rồi còn gì.”
Vì vậy, Triệu Mộ Hạc sinh bệnh cũng không muốn có ai bên cạnh, “ở cạnh rồi thì vẫn cứ yếu, có nhiều người ở bên, đến lúc chết thì cũng vẫn cứ phải chết…”
Ở độ tuổi gần 100, Triệu Mộ Hạc sống một mình, tự mình lo liệu cuộc sống, từ chuyện lớn tới nhỏ, có khách đến chơi nhà, ông vẫn có thể xuống bếp làm vài món ăn.
Nói tóm lại, bất kể là sinh lão hay bệnh tử, Triệu Mộ Hạc cũng không muốn gây ra thêm rắc rối cho người khác, “trước giờ chưa bao giờ mong muốn thăng quan phát tài, chỉ hi vọng không nợ tiền bạc, không nợ ân tình, không cần cầu người, không phải cúi đầu trước ai, cũng không hổ thẹn với trời đất…”
Nguồn:Tri Thức Trẻ