1. Thay vì ca thán, chi bằng thay đổi
Lại là một mùa mưa. Cậu con trai buồn chán nhìn ra ngoài trời mưa lâm thâm, miệng oán than: “Ông trời thật không có mắt, mưa suốt mấy ngày rồi, cũng nên tạnh đi chứ? Phòng ngập nước, thức ăn sắp hỏng hết rồi…. còn quần áo mặc trên người cũng toàn đồ ướt, có phơi cũng chẳng khô, ông giời ơi, ông nói xem, ông đang làm cái gì vậy, đúng là giờ không có mắt mà….”
Đúng lúc này, người cha đi làm về nhà, toàn thân ướt nhẹp, vừa vào nhà đã nghe thấy tiếng người con trai oán trách.
Người cha vừa thay quần áo vừa nói với con: “Này, con mắng ông trời như vậy, đợi hai ngày nữa ông trời kiểu gì cũng bị con mắng cho ức chế, sau này nhất định sẽ không mưa nữa, con vui chưa?
Cậu con trai nói với người cha: “Hmmm, ông trời còn lâu mới tức, ông ý căn bản là không nghe thấy tiếng con mắng!”
Người cha không nhịn được cười: “Ô, thế con biết là mắng ông ý cũng chẳng được tác dụng gì thì sao còn làm cái chuyện ngu ngốc này?”
Người cha tiếp tục khuyên con trai: ” Trai ngốc, thay vì ngồi đó mắng mỏ, chi bằng mau đi sửa lại cái chỗ dột, rồi đi nhóm lửa hong quần áo và nấu cơn, sửa lại cho tốt để tối còn ngủ cho ngon.”
Cậu con trai định nói lại nhưng khựng lại không nói nên lời.
Bài học:
Rất nhiều người giống với cậu bé trong câu chuyện, luôn ca thán môi trường khách quan bên ngoài, nhưng lại rất ít khi yêu cầu bản thân, thường quên đi trách nhiệm mà mình nên gánh vác, quên đi mục tiêu cuộc sống. Không ai có thể vạn sự như ý, nhưng ai cũng có thể phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề, đây mới chính là ý nghĩa và giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người.
2. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người
Ngày xưa, có một họa sĩ, ông muốn vẽ ra một bức tranh mà tất cả mọi người đều yêu thích. Sau vài tháng làm việc vất vả, ông đem bức tranh ra ngoài trưng bày, đồng thời vẽ một nét bút lên bức tranh, rồi để lại lời nhắn: khán giả thân mến, nếu bạn thấy bức tranh có nét bút nào thừa thãi, hãy chỉ ra đồng thời để lại kí hiệu lên đó. Buổi tối, khi lấy bức tranh về nhà, ông phát hiện ra cả bức tranh toàn là kí hiệu, không có một nét vẽ, nét bút nào không bị chỉ trích.
Trong lòng họa sĩ hết sức không vui, ông rất thất vọng về lần thử nghiệm này. Ông quyết định thử cách khác, lại tiếp tục mang bức vẽ y hệt ra triển lãm. Nhưng lần này, ông yêu cầu mọi người đề lại kí hiệu vào nét vẽ mà họ thấy yêu thích nhất. Kết quả là tất cả những nét vẽ từng bị chỉ trích giờ lại đều được khen ngợi. Người họa sĩ cảm thán nói: “Cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra.”
Bài học:
Con người, trong quá trình làm việc sẽ luôn phải đối mặt với rất lời nhiều phê bình và chỉ trích. Mỗi người có một lập trường khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Bất luận bạn làm thế nào, bạn cũng không thể có được sự hài lòng của tất cả mọi người. Vì vậy, làm việc cần phải có chủ kiến riêng, nếu bạn cho rằng mình đúng, vậy thì hãy cứ tiếp tục kiên trì, đừng bị lung lay bởi ý kiến của người khác, đừng bao giờ có suy nghĩ mình sẽ làm hài lòng tất cả mọi người.
3. Sống yên ổn cũng phải nghĩ tới ngày an nguy
Trên bãi cỏ, có một con sói đang cố gắng mài răng, con cáo trông thấy liền nói với con sói” :Thời tiết đẹp như vậy, mọi người đều đang vui chơi nhảy múa, cậu cũng tham gia cùng chúng tôi đi!”. Sói không lên tiếng, tiếp tục mài răng, mài cho răng của nó thật nhọn thật sắc.
Cáo tò mò hỏi: “Rừng vắng như vậy, thợ săn và chó lợn đều đã về nhà hết rồi, hổ cũng không ở gần đây, không có bất cứ nguy hiểm nào quanh đây, sao cậu cứ phải ra sức mài răng như vậy?”
Sói dừng lại đáp: “Tôi mài răng không phải để cho vui, cậu nghĩ xem, nếu một ngày nào đó tôi bỗng nhiên bị thợ săn hoặc hổ truy đuổi, vậy thì lúc đó, tôi mài răng có còn kịp hay không. Bây giờ tôi mài răng sắc một chút, sau này có cái bảo vệ mình tốt hơn.”
Bài học:
Làm việc gì cũng phải “liệu trước tính sau”, có đang sống yên ổn cũng phải nghĩ tới ngày lâm nguy, có vậy mới không phải ở trong tình cảnh “nước đến chân mới nhảy”. Bình thường không tự rèn luyện bản thân, trau dồi thêm kiến thúc, đợi tới lúc cần dùng thì có ôm chân Phật cũng chẳng còn kịp. Cũng có rất nhiều người ca thán không có cơ hội, nhưng lúc cơ hội đến lại phải từ bỏ vì bản thân không tích lũy đủ học thức và năng lực, đến lúc này chỉ còn biết ngồi đó mà hối hận.
4. Giếng, không biết bản thân chứa bao nhiêu nước
T. bị chuyển công tác tới một thôn làm thôn trưởng. Thôn này là một thôn nghèo, tồn tại rất nhiều vấn đề. T. cảm thấy không đủ tự tin để gánh vác nên đã nói dối rằng nhà có việc, muốn xin về quê. Hôm đó, cha T. đang tưới nước ngoài vườn, thấy con trai quay về, ông biết T. đang gặp phải chuyện khó, nên vừa tưới nước vừa nghe T. tâm sự. Sau khi đã hiểu ra câu chuyện, người cha nói: “Tại sao con không dám thử?”, T nói: “Con sợ mình không đủ bản lĩnh.”
Sắc mặt người cha trầm lại, nghĩ rất lâu, ông kể chuyện ngày xưa với T.:
“Lúc cha lấy mẹ con, ông và bà con đều đang mang bệnh, ba không dám lấy vợ, sợ không gánh vác được gia đình. Lúc con lên cấp 3, nhà mình nghèo, ba suýt chút nữa đã bắt con nghỉ học đi làm.
Còn bây giờ thì sao? Mọi thứ đều đã rất ổn thỏa, tang lễ của ông con đã đâu ra đấy, máy gặt máy cày nhà mình cũng đã mua được, sức khỏe bà con cũng tốt hơn nhiều…. Bao nhiều năm nay, bao nhiêu chuyện khó khăn, chúng ta đều đã vượt qua được hết. Tầm nhìn của một người, luôn bị chuyện khó che lấp, bản lĩnh của họ cũng vậy, cũng luôn bị chuyện khó làm khó.”
Người cha dùng tay chỉ ra phía xa, nói: “Con xem cái giếng kia, hơn 300 mẫu đất xung quanh, mỗi năm đều được tưới nhờ nước từ trong .ái giếng đó. 30 năm rồi, không biết đã múc lên được bao nhiêu nước. Cái giếng, bản thân nó cũng không biết mình chứa được bao nhiêu nước….”
T. nghe xong lời cha, lập tức sắp xếp hành lý, quay trở lại đảm nhiệm chức vụ thôn trưởng.
Bài học:
Tâm lớn bao nhiêu, sân khấu rộng bấy nhiêu. Chúng ta phải có cho mình một tâm thái lạc quan, khắc phục sợ hãi, hạ quyết tâm dũng cảm tiến về phía trước, nhận thức chính mình và chiến thắng chính mình.
Nguồn:Tri Thức Trẻ