Không ai cấm bạn không được kết bạn trong công ty nhưng hãy cẩn thận. Đừng coi đồng nghiệp là bạn bè mà tiết lộ bí mật, đừng quá tin tưởng sếp của bạn vì đôi lúc sếp cũng mắc phải sai lầm.
Con đường thăng tiến chưa bao giờ là suôn sẻ. Đối với những người đã bị phản bội trong một thời gian dài, cảm giác này sẽ càng sâu sắc hơn. Bài viết sau giới thiệu 10 cái “đừng” bạn nên biết để ngăn ngừa những sai lầm tương tự xảy ra trong tương lai.
1. Đừng coi đồng nghiệp là bạn mà tiết lộ bí mật
Tôi đã từng quá tin tưởng vào đồng nghiệp của mình và nghĩ rằng tôi đã có những người bạn tốt có cùng chí hướng tại nơi làm việc. Tôi và bạn tôi vào làm tại công ty được vài tháng. Công ty tôi làm chuyên về du lịch. Một lần, sau khi dẫn đoàn về, đồng nghiệp nhờ tôi và bạn tôi thu dọn các giấy tờ không cần thiết. Có một tệp hồ sơ quan trọng của công ty trong mớ giấy tờ lộn xộn đó.
Tôi có hỏi nhưng bị “ma cũ” mắng là chuyện này không phải của tôi, cứ quăng đi có gì cô ta chịu trách nhiệm. Nói xong, cô cầm tệp hồ sơ quăng vào bao rác ngay góc tường. Một lát sau, quản lý đến và yêu cầu cô đồng nghiệp kia tìm tệp tài liệu lúc nãy. Cô ta bảo rằng do tụi tôi là nhân viên mới, không nhìn kĩ nên vứt vào bao rác mất rồi. Ấm ức quá, bạn tôi bảo bật camera lên xem có cảnh cô ấy ném tệp hồ sơ đó vào bao rác hay không. Điều cô ta không ngờ tới đó là ngoài chúng tôi ra còn có sếp nữa. Sếp đột nhiên có hứng nên đến công ty sớm và chứng kiến hết mọi chuyện.
Đây chỉ là một trường hợp ma cũ bắt nạt ma mới thường xảy ra trong công ty. Khi xảy ra sự cố, những người bạn coi là đồng nghiệp, là bạn bè lại dán lên mặt bạn cụm từ “vô trách nhiệm”. Họ sẵn sàng vu oan giá họa lên người bạn để thoát thân. Những người như vậy càng phải tránh né thật xa.
Không phải là không được có tình bạn ở nơi làm việc, nhưng điều quan trọng là phải tìm hiểu rõ ràng về bạn mình, đừng cả tin. Công ty là nơi kiếm tiền, có cạnh tranh và áp lực. Không có đồng nghiệp nào sẵn sàng nhường cả chén cơm ngon lành cho bạn đâu.
2. Đừng tin sếp quá nhiều, nên quan sát và chữa cháy kịp thời
Thể hiện suy nghĩ của bạn hoặc suy nghĩ của đồng nghiệp với sếp phải cân nhắc, vì bạn sẽ dễ bị hiểu lầm rằng bạn đang dạy đời người khác và nếu vô tình lọt vào tai đồng nghiệp thì mọi chuyện trở nên rắc rối hơn. Bạn sẽ bị gắn mác lợi dụng hoặc làm phiền người khác.
Đôi khi kể chuyện cười của đồng nghiệp nhằm tạo không khí vui vẻ nhưng lại bị coi là kẻ thọc mạch chuyện người khác. Hãy suy nghĩ và cân nhắc để có phán đoán chính xác. Ngay cả sếp cũng có những điểm không hoàn hảo và thiếu sót. Hãy góp ý nhẹ nhàng với sếp cũng như bớt kể chuyện của người khác để tránh tai họa.
3. Đừng làm việc tại công ty của bạn bè nếu hai bên không hiểu rõ về nhau
Khi tình bạn gắn liền với công việc, rất nhiều lần chúng ta khó đối phó với mối quan hệ tế nhị. Trong nửa đầu năm nay, một người bạn tốt của sếp tên Thành đã hỏi sếp rằng anh ta có thể đến làm việc trong công ty hay không. Ông chủ ngay lập tức đồng ý với thỉnh cầu này khi nghe tin bạn mình gặp khó khăn.
Nhưng thời gian làm việc cũng chẳng lâu dài vì Thành không biết về ngành hay công ty của bạn mình, anh này rất khó để làm việc độc lập, vì vậy anh ta chỉ có thể theo dõi sếp trong khi học việc. Thành luôn thích nói chuyện với sếp về những vấn đề của các nhân viên khác. Vì anh ta kén chọn người giúp đỡ và không thể tự giải quyết mọi việc nên chẳng có đồng nghiệp nào quan tâm nhiều đến anh ta.
Cuối cùng, vào tháng làm việc thứ ba, ông chủ không thể không hỏi Thành rằng anh ta có thể ra ngoài tìm việc không, vì anh ta thực sự không phù hợp với công ty. Nhân cơ hội này, Thành đổ lỗi cho sếp rằng vì sếp không cử người giúp anh ta nên anh ta không biết phải làm gì.
Khi bạn chọn làm việc tại công ty bạn bè nhưng không thể xử lý tốt vai trò của mình, bạn vừa không nhận được tiền lương lại làm rạn nứt mối quan hệ giữa hai người bạn.
4. Đừng vui mừng hay tức giận ra mặt trong công ty vì không phải ai vui cười cùng bạn lúc đó sẽ thực lòng chúc mừng bạn
Viết tất cả những điều không vui trong lòng lên trên mặt là biểu hiện của những người làm việc thiếu chuyên nghiệp. Một lần, vợ của sếp ngồi vắt chân lên bàn chơi game trong phòng sếp thì đột nhiên bên đối tác đến và gõ cửa. Cô ra hiệu cho bên đối tác vào và tham gia vào cuộc trò chuyện giữa sếp và đối tác. Lúc đầu, mọi người đều nói và cười vui vẻ. Đến khi nói về phương thức thanh toán, bên đối tác đề xuất rằng công ty họ sẽ tạm ứng thanh toán trước, phần còn lại sẽ thanh toán đầy đủ cho công ty khi kết thúc dự án. Nghe đến đây, vợ sếp đã thay đổi sắc mặt ngay lập tức và có nhiều biểu hiện không hợp tác, thỉnh thoảng bà cũng liếc nhìn chồng nhưng không nói gì cả. Ngày hôm sau, đối tác và sếp trả lời rằng không có sự hợp tác giữa hai công ty. Sếp hỏi lý do là gì và bên kia nói rất lịch sự: “Dịch vụ hậu mãi của các bạn có thể không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi.”
Sau đó, các đồng nghiệp từ công ty nói cho sếp nghe rằng người phụ trách thấy rằng thái độ của sếp là miễn cưỡng và họ không muốn ép buộc sếp đồng ý. Sau đó, đối tác đã tìm một công ty khác để hợp tác và không bao giờ hợp tác với chúng tôi nữa.
Chỉ một biểu hiện nhỏ nhưng có thể khiến mọi người hiểu được suy nghĩ của bạn. Tuy khoảnh khắc chỉ kéo dài vài giây nhưng có thể khiến đối phương hủy yêu cầu hợp tác và khiến công ty mất đi một khoảng lợi lớn. Vậy nên, học cách kiềm chế cảm xúc là một kĩ năng quan trọng cần phải có.
5. Đừng cố bào chữa cho chính mình
Bạn có tự bào chữa cho mình khi bạn gặp khó khăn trong công việc hoặc khi bạn không thể đạt được kết quả hay chưa? Ví dụ: Đây không phải là vấn đề của tôi, nhân sự của công ty không đủ năng lực, đội ngũ không mạnh, v.v.
Trên thực tế, nguồn gốc của hầu hết các vấn đề có thể bắt nguồn từ chính chúng ta, nhưng chúng ta đã quen với việc đưa ra lời bào chữa cho lỗi lầm của chính mình và không sẵn sàng thừa nhận những thiếu sót của mình. Khi bạn ép buộc bản thân làm một việc khác ngoài suy nghĩ quán tính, kết quả có thể nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Trong trường hợp đọc sách, một số người có thể đọc một cuốn sách trong ba ngày, trong khi những người khác mất ba tháng. Có thực sự những người đọc sách trong ba tháng là do họ không có thời gian để đọc? Không hẳn như thế. Đó thực chất là do chúng ta luôn có những lời bào chữa cho chính mình.
6. Đừng ngừng học hỏi vì học nhiều không có thừa đâu
Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do. Câu nói này quả không sai. Chúng ta đừng lấy lí do học tập và làm việc không tốt là vì chúng ta không có thời gian hay bận rộn. Bạn sẽ thấy rằng nhiều sếp và nhà lãnh đạo xuất sắc cực kì ham học hỏi và dành nhiều thời gian và tiền bạc để tham gia học tập hàng năm vì họ biết rằng thị trường đang thay đổi và khách hàng đang tăng lên. Bạn không được ngừng học hỏi nếu muốn tiếp tục cải thiện. Lý do nào khiến chúng ta như những người bình thường bỏ bê việc học?
Do chúng ta không muốn thôi. Có nhiều cách để học, đọc sách, nghe bài học, đến trung tâm, kết bạn, lên mạng, v.v … Tìm một điều yêu thích của bạn và thực hiện nó một cách đều đặn và ngưng ngụy biện.
7. Đừng chỉ đặt kỳ vọng cải thiện khả năng làm việc của bạn vào quá trình đào tạo của công ty
Việc đào tạo của công ty chỉ có thể giải quyết các vấn đề chung hầu hết mọi người có thể gặp phải. Quá trình đào tạo này không thể được điều chỉnh theo những thiếu sót của từng cá nhân, mà còn dựa vào tình huống cụ thể trong thực tế. Bạn cũng cần phải học tập từ các đồng nghiệp đi trước và hoàn cảnh thực tế để cải thiện khả năng làm việc của mình. Cách hiệu quả nhất là cải thiện thông qua thực hành liên tục. Đào tạo giải quyết việc mở rộng tầm nhìn và ý tưởng của bạn. Thực hành có thể cho phép bạn thực sự làm chủ khả năng làm việc của mình. Sự kết hợp giữa suy nghĩ và hành động là cách nhanh nhất để phát triển. Nghe hàng trăm người nói không bằng bắt tay vào làm một lần.
8. Đừng để những từ “dường như, có thể, có lẽ” trong miệng của bạn
“Có vẻ như, có thể, có thể” những từ này mang lại cho mọi người cảm giác không chắc chắn, điều này sẽ khiến mọi người cảm thấy rằng bạn không chuyên nghiệp và không hiểu mọi thứ sâu sắc. Loại bỏ những câu thần chú này để làm cho biểu hiện của bạn chắc chắn và đáng tin cậy hơn.
Khi bạn không chắc chắn về điều gì đó, đừng vội trả lời nó. Những điều bạn chắc chắn thì hãy trả lời trước, nếu không bạn có thể sẽ gặp rắc rối.
Tôi nhớ một lần khi khách hàng hỏi liệu sản phẩm của chúng tôi có giấy tờ kiểm tra chất lượng hay không, tôi tình cờ trả lời “có vẻ như ở đó” và khách hàng nói không vui rằng “làm thế nào bạn có thể sử dụng hai từ như thể bạn không biết rõ lắm”.
Từ đó trở đi, nếu tôi không chắc chắn, tôi sẽ nói với khách hàng một lát sau và không còn mơ hồ nói với khách hàng rằng dường như, đây không chỉ là một yêu cầu khắt khe đối với bản thân tôi, mà còn để không mất hình ảnh chuyên nghiệp trước khách hàng.
9. Đừng trì hoãn công việc
Tôi luôn nghĩ rằng vẫn còn thời gian, vì vậy tôi đã làm trì hoãn tiến độ đã định và đợi đến lúc nộp tác phẩm mới bắt tay làm. Điều đó thực sự khiến tôi như bị bệnh tâm thần vì deadline gần sát bên mà công việc chưa xong. Hầu hết các công việc của chúng ta đều có liên quan đến các đồng nghiệp khác. Nếu bạn trì hoãn, điều đó có nghĩa là những người khác cũng sẽ chậm trễ thời gian và dần dần mọi người sẽ cảm thấy bạn không đáng tin.
Cách tốt nhất để thoát khỏi vấn đề này là sắp xếp trước công việc và khách hàng cần trước và tự lên kế hoạch làm việc, buộc bản thân thực hiện đúng hạn đã đặt ra. Khi bạn quen với những ràng buộc của bản kế hoạch, bạn sẽ nhận thấy mọi việc không có gì là phức tạp và tốc độ xử lý công việc của bạn sẽ nhanh hơn và chuẩn xác hơn.
10. Đừng ở trong vùng thoải mái của bạn quá lâu
Nội dung công việc sẽ không cố định, bởi vì công ty sẽ thực hiện các điều chỉnh khác nhau khi thị trường thay đổi. Do đó, khi những thách thức mới xuất hiện trong công việc của bạn, xin đừng sợ hãi cũng như lo lắng, hãy mạnh dạn chấp nhận đương đầu với những thử thách mới.
Khi bạn bước ra được và cố gắng giải quyết những thách thức này, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng bạn đang phát triển nhanh chóng và bạn đã tích lũy thêm những khả năng mới.
Nguồn:Tri Thức Trẻ