“Vốn cũng không muốn nói, nhưng bàn tán bên ngoài quá dữ dội nên không thể không nói….” một người gặp khó khăn, xin được tư vấn nói. Nghe xong câu chuyện của người đó, Vân, chuyên viên tư vấn, nói: “Khi bạn mở miệng phản kích, bạn đã thua rồi.”
Bởi vì có thể bạn đã rơi vào bẫy của người khác.
Khi làm việc, ngậm miệng cũng là một kĩ năng không thể thiếu. Bởi đối phương đã sắp đặt hết tất cả chỉ đợi bạn nhảy vào phản kích, khi bạn mở miệng phản kích, bạn đã thua rồi. Đối phương sẽ lợi dụng phản kích của bạn, sau đó xuyên tạc sự thật, xào nấu nội dung, biến không thành có, khiến bạn trở tay không kịp.
Đây cũng là lí do vì sao mà lại có những công ty vừa mới thành lập chưa kịp làm gì đã bị “tuyên án tử”. Bởi CEO của họ không biết nhẫn nhịn, cũng không biết rằng những lời nói xấu trên mạng thực chất là một cạm bẫy rất hoàn hảo, vừa để tăng độ phổ biến cho họ, đồng thời cũng khiến bạn mất bình tĩnh và trở thành “vật hy sinh”, “đá lót đường”.
Khi làm việc, ngậm miệng cũng là một kĩ năng không thể thiếu. Biết ngậm miệng đúng lúc là một loại đạo đức, thậm chí đáng để tự hào, Người ta thường nói, con người dùng ba năm đầu đời để học nói, nhưng lại dùng cả quãng đời còn lại học cách ngậm miệng.
Có thể bạn sẽ thắc mắc: Chẳng lẽ người ta độc mồm độc miệng mắng tôi, tôi lại không thể mắng trả lại hay sao?
Vậy tôi hỏi bạn: Khi bạn cãi nhau với mấy người độc mồm đó, bạn có cãi thắng được không?
Khi bạn gặp phải những người độc mồm, lúc cần ra tay thì không được sợ hãi, có thể lựa chọn né tránh, nhưng không được tỏ ra mềm yếu, mềm yêu là bệnh, cần phải trị.
Nhưng cách tốt nhất vẫn là tránh những người độc mồm này càng xa càng tốt, giảm số lượng những loại người này xung quanh bạn đến mức thấp nhất. Hãy nhớ rằng, người càng không biết giữ miệng, làm việc càng không thuận lợi, sẽ dễ dẫn đến tự ti và có tiềm năng trở thành người độc mồm. Vì họ muốn thông qua “miệng độc” của mình để phát tiết những oán hận, khó chịu và áp lực của họ.
Bạn cũng có thể nói rằng bạn muốn giải thích cho những người này hiểu. Nhưng người thực sự hiểu bạn, sẽ không độc mồm độc miệng mà mắng bạn, sẽ không làm tổn thương bạn; những người mắng bạn về cơ bản là không hề có ý muốn hiểu bạn. Cho nên, đừng cố giải thích để người ta hiểu bạn, điều bạn nên làm là nâng cao bản thân, thăng cấp cho chính mình, bởi trước mặt những người giỏi, những người độc mồm này sẽ không dám ho he nửa câu.
Thực ra người dẫm đạp lên người vốn cũng là một hiện tượng thường thấy khi đi làm, bạn không bị “dẫm chết” vậy thì bạn cũng được coi như là một người thành công rồi. Sẽ có ngày thực lực của bạn sẽ làm cho tất cả những người chửi mắng bạn phải ngậm miệng, nhưng trước đó, điều bạn cần làm là: nhẫn và thăng cấp cho bản thân. Tiền đề của việc đó là công việc của bạn phải phát triển thuận lợi, trở thành đối tượng được mọi người ngưỡng mộ, có như vậy người khác sẽ không dám nói bạn.
Khi bạn càng nhỏ bé, người dẫm đạp bạn càng nhiều.
Cho nên, khi gặp phải tranh chấp, phải giữ vừng im lặng, khi gặp phải tranh chấp, phải thăng cấp cho bản thân.
Dù bạn không thích một người thì cũng đừng cãi nhau với họ, bạn có thể khinh thường họ nhưng đừng dùng lời lẽ tổn thương họ. Khi bạn muốn dùng lời lẽ tổn thương một người, hãy nhớ rằng, có lúc chỉ vì môt phút kích động sẽ khiến bạn ân hận cả đời.
Cách khinh thường một người tốt nhất là không bao giờ nhắc đến, chứ không phải dùng lời lẽ nói họ để làm tổn hại đến hình tượng của bản thân. Hãy học cách ngậm miệng.
Ngậm miệng giúp bạn tiết kiệm thời gian để đi tìm những điều tốt đẹp hơn, cãi nhau chỉ khiến bạn không vui; cách tốt nhất để đánh giá một người là nói sự thật, chứ không phải là dùng cảm xúc. Đừng quên rằng, “nói sự thật” là bạn đánh giá người khác, “dùng cảm xúc” ngược lại sẽ khiến người khác đánh giá bạn.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Link:http://ttvn.toquoc.vn/kinh-doanh/ky-nang-can-nhat-khi-lam-viec-cua-nguoi-thanh-cong-ngam-mieng-52020182111644311.htm