“Năm tháng không bỏ qua bất cứ ai, tôi cũng không khoan dung với năm tháng”
Có một tác gia chia sẻ một câu chuyện của mình.
Năm 2014, anh bắt đầu phát hiện ra mình có triệu chứng của tình trạng sức khỏe dưới mức tối ưu (trạng thái đặc trưng bởi một số rối loạn trong hành vi tâm lý hoặc đặc điểm thể chất, hoặc trong một số chỉ số kiểm tra y tế, không có đặc điểm bệnh lý điển hình).
Vòng eo của anh ấy ngày càng to, nhưng điều khiến anh trở nên ủ rũ hơn đó là tóc rụng ngày một nhiều hay cứ leo xong cầu thang là lại thở hổn hển. Nhìn vào gương, anh thấy mình như một “ông già trung niên”.
Vì vậy, anh quyết tâm thay đổi.
Anh lựa chọn chạy bộ để thay đổi bản thân, mới bắt đầu đã chạy 3km, anh toát hết mồ hôi và có ý định bỏ cuộc.
Nhưng nhìn lại vóc dáng và cơ thể dễ bị bệnh của mình, anh cắn răng tiếp tục kiên trì.
Từ 3km lên 5km, chạy được một tháng, vóc dáng bắt đầu có sự cải thiện, tâm lý, thể chất, mọi thứ đều cảm thấy sảng khoái, trẻ trung và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Thời gian trước giờ không bỏ qua cho một ai, nó có thể khiến chúng ta ngày một lão hóa đi, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn không khoan nhượng với nó, lựa chọn một phương thức phù hợp để trì hoãn hoặc làm chậm sự lão hóa ấy lại!
Có người nói: tôi cho rằng, những người chạy bộ vì muốn sống lâu trăm tuổi là không có nhiều, nhưng những người chạy bộ vì muốn có một tâm trạng thoải mái để sống một cuộc đời trọn vẹn thì khá nhiều.
Zhong Nanshan, vị bác sỹ nổi tiếng dẫn dắt Trung Quốc chiến đấu lại với dịch bệnh Covid hồi đầu năm 2020, nay đã 84 tuổi, nhưng ông trông vẫn rất khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn.
Nói về lí do, bác sỹ Zhong Nanshan chia sẻ rằng: “Vận động đem lại cho tôi lợi ích rất lớn. Nhiều người trẻ hiện nay vì không xây dựng cho mình lối sống lành mạnh phù hợp mà cơ thể mới mắc nhiều bệnh tật, các cơ quan mới nhanh bị lão hóa như vậy.”
Vận động không thể khiến con người ta trường sinh bất lão, nhưng nó có thể giúp ta tràn đầy sức sống và có một tâm trạng vui vẻ để sống trọn vẹn mỗi ngày.
Tôi nghĩ rằng, đây cũng chính là mục đích của mọi người khi tìm đến với vận động, thể dục thể thao.
Tôi có quen biết một giảng viên đại học, ở tuổi 50 tuổi, đứa con trai duy nhất của anh ấy đã qua đời trong một tai nạn giao thông.
Anh ấy không thể chấp nhận được đả kích lớn này, ngày ngày khóc lóc, buồn bã, bất kể mọi người xung quanh động viên, khích lệ ra sao, anh ấy cũng không thể thoát ra được khỏi nỗi buồn ấy.
Trong một lần tình cờ, trường đại học tổ chức đại hội thể thao, vì đồng nghiệp đăng kí hộ nên anh ấy đã miễn cưỡng tham gia.
Mướt mát mồ hôi cùng với cảm giác mệt sau khi chạy khiến anh bỗng nhiên tìm lại sự bình yên trong nội tâm mà mình đã đánh mất từ lâu.
Giây phút đó, không còn buồn đau, không còn sự tuyệt vọng, anh chỉ nghe thấy tiếng nói nội tâm và sự thả lỏng của cơ thể,
Kể từ đó về sau, anh bắt đầu chạy bộ vào buổi sáng, bất kể chạy ít hay nhiều, ngày nào cũng đều kiên trì chạy.
Những cảm xúc tiêu cực từng trói buộc anh ấy cũng dần dần biến mất.
Anh chấp nhận chuyện con trai đã mãi mãi ra đi, học cách sắp xếp lại cuộc sống của mình.
Hiện tại, ở tuổi 60, chạy bộ không chỉ là thói quen, mà nó còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh ấy, cơ thể rắn rỏi hơn, tâm lý cũng có sự thay đổi rất nhiều.
Chạy bộ, có thể rèn luyện ý chí, còn có thể điều chỉnh cảm xúc, nó giúp mọi người tẩy sạch bụi bẩn trong tâm hồn rồi gặt hái cho mình một cuộc sống mới.
Khi tâm trạng của bạn xuống dốc, thay vì ngồi đó nghĩ ngợi lung tung, chi bằng ra ngoài, chạy bộ, hòa mình vào với gió, với thiên nhiên, biến những cảm xúc tiêu cực thành mồ hôi, biến hạnh phúc thành nụ cười tan chảy nơi khóe miệng. Nếu bạn không vui, hãy vận động. Khi bạn chạy, thứ nhẹ nhõm, thư giãn, không chỉ là cơ thể, mà còn là cả tâm trạng.
Chắc ai cũng đều đã từng nghe qua câu nói này, bạn tự giác kỉ luật bao nhiêu, bạn sẽ thành công bấy nhiêu.
Nhưng, tự giác kỉ luật không phải điều dễ dàng. Áp lực công việc, cuộc sống sinh hoạt, cơ thể mệt mỏi, tất cả đều là những trở ngại cho sự tự giác kỉ luật của chúng ta.
Những người tự giác kỉ luật, họ đều có một nội tâm rất mạnh mẽ, có thể loại bỏ mọi khó khăn rồi kiên trì tới cùng. Nếu bạn cũng muốn kiên trì một điều gì đấy, trở thành một người tự giác kỉ luật, chi bằng hãy bắt đầu từ vận động. Điều chỉnh giữa làm việc và nghỉ ngơi thư giãn, điều chỉnh lịch trình của mình về chế độ tối ưu nhất.
Khi bạn không còn lấy mệt làm cái cớ, không còn vật lộn xem nên ngủ thêm một tiếng hay dậy lên đi chạy bộ, là khi đó bạn đã đạt được sự tự giác kỉ luật.
Kiên trì vận động, nó không chỉ đem lại cho ta sự tự giác kỉ luật, mà nó còn giúp chúng ta kiểm soát, điều chỉnh cuộc sống của mình tốt hơn.
Khi có thể dễ dàng kiểm soát cuộc sống của mình, chúng ta có thể biến cuộc sống của mình thành bộ dạng mà chúng ta mong muốn.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/chay-bo-1-nam-toi-thu-duoc-4-dieu-vuot-ngoai-mong-doi-gia-nhu-biet-som-bo-dang-cuoc-song-cua-toi-da-but-pha-hon-nhieu-5202029781333736.htm
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…