Thế gian này vốn dĩ là không công bằng, có người sinh ra đã ở Rome, còn có người nỗ lực cả đời trên con đường đến với Rome. Nhưng cũng chính vì vậy, mà cuộc đời mới có trăm ngàn sắc thái, mới có rất nhiều những phong cảnh không giống nhau. Con người, ai cũng đều là đang không ngừng tiến bộ, cao độ cuộc đời bạn, tới từ sự lựa chọn của chính bạn, cuộc đời bạn có vượng hay không, cứ nhìn 5 điểm.
Thế gian này vốn dĩ là không công bằng, có người sinh ra đã ở Rome, còn có người nỗ lực cả đời trên con đường đến với Rome. Nhưng cũng chính vì vậy, mà cuộc đời mới có trăm ngàn sắc thái, mới có rất nhiều những phong cảnh không giống nhau.
Con người, ai cũng đều là đang không ngừng tiến bộ, cao độ cuộc đời bạn, tới từ sự lựa chọn của chính bạn, cuộc đời bạn có vượng hay không, cứ nhìn 5 điểm:
Một người có thể thành công hay không, thực ra có liên quan rất lớn tới tính cách của anh ta. Tính cách của một người quyết định phương thức đối nhân xử thế của họ, đồng thời cũng cho thấy thái độ của họ khi đối mặt với công việc và cuộc sống.
Cậu bạn Đ. hôm trước kể với tôi câu chuyện về một đồng nghiệp của cậu ấy, anh ấy năm nay đã 35 tuổi, theo lý mà nói thì đây đáng lẽ là độ tuổi mà anh ấy đã có thể làm chủ một phương ở nơi làm việc rồi, nhưng anh ấy lại thua cả Đ., thành tích cũng vậy, cũng là người kém nhất cả bộ phận.
Đ. nói, không phải anh ấy không có năng lực, nhưng chỉ là anh ấy không cầu tiến, ngày nào cũng than thở, phàn nàn, cảm giác như nhìn anh ấy là nhìn thấy hai chữ “nẫu ruột” vậy.
Tính cách của một người được chia làm hai nửa, một là do môi trường bẩm sinh, một nửa còn lại là do bản thân sau khi đã đủ nhận thức sẽ tự điều chỉnh lại.
Mỗi một người trong chúng ta đều phải học cách điều chỉnh cảm xúc và tính khí của mình, nỗ lực bồi dưỡng cho mình một tính cách “lành mạnh” hơn, chỉ có như vậy, đường đời mới rộng mở ra được.
Rất nhiều khi, không phải là vận mệnh không thể khống chế, mà là bạn muốn có một cuộc đời như nào, nó phụ thuộc vào cách bạn nắm bắt vận mệnh của mình ra sao.
Tôi lúc trước khi làm kế hoạch tổ chức sự kiện, có một lần nhận được dự án triển lãm, cần một người có thể kết nối với nhà cung cấp tại chỗ, khi đó tôi muốn để đồng nghiệp Y. làm việc này, nhưng trưởng nhóm dự án lại ra sức phản đối giao cho Y. nhiệm vụ.
Nguyên nhân là bởi trước kia cũng có sắp xếp cho cô ấy một hoạt động, kết quả là cô ấy khiến mọi việc trở nên rất lộn xộn, suýt chút nữa làm mất khách hàng, nhóm trưởng thấy cô ấy không đáng tin, sau đó rất nhiều khâu quan trọng cũng không giao cho Y. phụ trách.
Cuối cùng, dưới sự bàn bạc của mọi người, cả nhóm quyết định đổi người làm nhiệm vụ kết nối với bên cung cấp.
Thực ra năng lực của Y. không hề kém, nhưng cô ấy lại có một khuyết điểm là hời hợt, nên dễ khiến công việc xảy ra sai xót, cũng chính vì vậy mà bị người khác gắn cho cái mác “không nghiêm túc”, “không đáng tin”, “không nhiệt huyết với công việc”, đến cả lãnh đạo cũng chẳng buồn trọng dụng.
Người khác giao việc cho bạn, là họ tin tưởng bạn, xảy ra vấn đề, nghĩa là phụ sự tin tưởng mà họ dành cho bạn, và rất có thể là sẽ chẳng còn lần sau nữa.
Vậy mới nói, làm người hay làm việc, tuyệt đối đừng ghim trong đầu cái suy nghĩ “làm thế thôi”, đã làm là phải làm cho chót, cho đến nơi đến chốn. Chỉ khi bạn dốc hết sức đi làm việc, bạn mới có cơ hội để được người khác nhìn tới.
Đời người, muốn sống sung sống sướng, tuyệt đối đừng làm người “hời hợt”, thế nào cũng được, cũng đừng chỉ làm việc tới mức “thế thôi”. Bạn có thể viện ra đủ mọi nguyên nhân và lời ngụy biện để biện minh khi sự việc không được làm tốt, nhưng bạn nhất định phải làm hết sức mình.
Sự nghiệp của bạn có phất lên được hay không nó hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của bạn khi làm việc. Mỗi một lần bạn nghiêm túc bỏ ra, bạn sẽ trưởng thành hơn một chút, mỗi một lần bạn nghiêm túc cho công việc, là một lần thắp sáng cho con đường sự nghiệp.
Có người không biết mình đang đứng ở tầng lớp nào, cũng chẳng biết vòng tròn bạn bè mà mình có là kiểu ra sao, nhưng lại thường xuyên nghe thấy mấy câu nói kiểu “vòng tròn bạn bè quyết định đằng cấp của bạn”. Thực ra, vòng tròn bạn bè hay vòng tròn xã giao ở đây không được phân chia theo tiền bạc hay độ giàu có, chịu chơi mà là nó nằm ở chỗ nó có giúp bạn tiến bộ, có đem lại cho bạn tác dụng tích cực nào không.
M., một người bạn học cũ của tôi, khi vừa tốt nghiệp đại học, chỉ có thể xin vào làm cho một công ty nhỏ. Vì công ty nhỏ nên M. khi vào làm việc phải đối phó với đủ mọi thể loại khách hàng “kì lạ”, chủ đề giữa các đồng nghiệp trong công ty với nhau thì luôn là tý tan làm đi ăn gì, mua mỹ phẩm gì thì được…
Cô ấy thường xuyên phàn nàn rằng vòng tròn xã giao của mình chẳng có ý nghĩa gì, nhưng bản thân M. lại là một người cầu tiến nên cô ấy luôn tự ép mình đi học hỏi.
Cuối cùng cô ấy lựa chọn học lên thạc sỹ, vì lựa chọn ngành học hoàn toàn khác với chuyên ngành đại học nên phải mất tới 3 năm, cô ấy mới hoàn thành xong chương trình học, đồng thời cũng vượt qua được một vài kì thi nội bộ ngành, dựa vào thành tích của mình, M. cuối cùng cũng được nhận vào một công ty lớn có thương hiệu.
Sau khi vào công ty mới, M. vẫn không ngừng nỗ lực làm việc, bởi lẽ đồng nghiệp xung quanh quá ưu tú, hầu như ai cũng tốt nghiệp đại học danh tiếng hoặc đi du học về, trình độ tiếng Anh lưu loát, văn phòng lúc nào cũng bận rộn, nhưng so với ở công ty cũ, M. vẫn thấy trạng thái ở đây tốt hơn rất nhiều.
Hiện tại, M. đã có thể tự tin giao tiếp với khách hàng người nước ngoài. Cô thường thở dài khi nhắc tới cuộc sống trước đây của mình, ở chung một phòng đơn nhỏ 15 mét vuông, dùng mỹ phẩm chăm sóc da rẻ nhất, ngày ngày chen chúc lên xuống xe buýt, lương dăm ba triệu, sống kiểu vô cùng chắt bóp.
Trong khi M. của hiện tại đã mua được một căn chung cư nhỏ thuộc về mình ở trung tâm thành phố, mặc dù vẫn phải trả góp hàng tháng, nhưng cuộc sống cũng đầy đủ hơn rất nhiều, không cần bất kì ai cho mình cảm giác an toàn, ung dung, tự tại, cuộc sống nhiều dư vị, nhiều trải nghiệm hơn rất nhiều.
Thực ra, vòng tròn xã giao nó giống như một cái gương vậy, mỗi bước đi, mỗi động tác của bạn đều sẽ được ghi lại. Bạn tiến lên hay thụt lùi, cái vòng tròn xã giao mà bạn ở trong đó sẽ nói cho bạn biết.
Bạn là người như nào, bạn chơi cùng ai, quen biết ai, bạn sẽ biến thành người như vậy. Vòng tròn xã giao, nó quyết định tầng lớp của bạn, cũng quyết định giá trị của bạn, giá trị của bạn, sẽ được thể hiện qua những người mà bạn quen biết.
Đời người là quá trình không ngừng ưu việt hóa vòng tròn xã giao của bản thân, là quá trình không ngừng tiến bộ và trưởng thành, có vậy mới ngày một trở nên tốt hơn.
Người thực sự tự giác kỉ luật đáng sợ tới đâu? Họ sẽ không bỏ lỡ bất kì khoảng thời gian để nâng cao bản thân nào, cũng sẽ không vì những chuyện bất ngờ xảy đến mà thay đổi kế hoạch của bản thân, họ luôn luôn biết mình muốn gì.
Tự giác kỉ luật với những người như vậy mà nói, nó là thói quen.
Steve Jobs từng nói: “Tự do tới từ đâu? Tới từ tự tin. Tự tin lại tới từ tự giác kỉ luật. Học cách kiểm soát bản thân trước, dùng một lịch trình nghiêm khắc để kiểm soát cuộc sống, bạn mới có thể không ngừng rèn luyện ra được sự tự tin từ trong sự tự giác kỉ luật ấy.”
Rất nhiều khi, nhiều người cảm thấy hoang mang, mơ hồ, mất phương hướng, chẳng qua cũng chỉ vì thiếu đi sự tự tin.
Khi còn trẻ luôn cho rằng mình nên hưởng thụ hiện tại, rằng “thanh xuân một đi không trở lại, cứ chơi hết mình, tận hưởng hết mình”, rồi tới một lúc nào đó mới nhận ra, mỗi một hành vi không tự giác, không kỉ luật lại đem tới cho mình nhiều thất vọng, đau khổ tới vậy.
Đắm chìm vào game, đắm chìm vào ăn chơi hưởng lạc, ngày đêm cày hết phim nọ tới phim kia, lướt Youtube, Tiktok, Instagram, tất cả chỉ đem lại sự lãng phí về thời gian, cả ngày chẳng làm được gì, không mục tiêu, sống cho qua hôm nay đã.
Phương thức sống như vậy, sẽ chỉ ngày càng hủy hoại bạn mà thôi.
Nhà thiết kế nổi tiếng người Nhật, Yohji Yamamoto từng nói:
“Tôi trước giờ chưa bao giờ tin vào mấy cái tự do kiểu lười biếng. Cái tự do mà tôi hướng đến là một cuộc đời rộng lớn hơn đạt được thông qua nỗ lực và phấn đấu.
Tôi muốn làm một người vừa tự do vừa tự giác kỉ luật, sống nghiêm túc với quyết tâm của mình.”
Làm một người kỉ luật tự giác, cuộc đời mới xuất chúng.
Nhà tâm lý học xã hội Festinger đã từng có một lý thuyết như này: “10% các sự kiện trong cuộc sống được tạo nên từ những điều xảy ra với bạn, và 90% còn lại được quyết định bởi cách bạn phản ứng với chúng.”
Điều đó có nghĩa là, rất nhiều chuyện trong cuộc sống, thực ra đều được quyết định bởi tâm thái của bạn.
Tôi từng đọc được một câu chuyện như này, một bà cụ trong ngày kỉ niệm 50 năm hôn nhân của mình đã chia sẻ bí quyết giúp duy trì hôn nhân hạnh phúc của mình.
Bà nói: “Kể từ cái ngày tôi kết hôn, tôi đã chuẩn bị để liệt kê ra 10 khuyết điểm của chồng, vì muốn hôn nhân hạnh phúc, tôi đã tự hứa với mình rằng, mỗi khi ông ấy phạm một trong 10 điều này, tôi đều sẽ tha thứ cho ông ấy.”
Có người hỏi bà, 10 khuyết điểm ấy là gì?
Bà nói: “Nói thật với mọi người, 50 năm nay, tôi chưa hề liệt kê cụ thể ra 10 khuyết điểm đó, mỗi lần chồng phạm sai lầm, khiến tôi vô cùng tức giận, tôi liền nhắc mình, thứ mà ông ấy phạm phải là một trong 10 điều mà tôi có thể tha thứ.”
Rất nhiều khi, tâm thái của bạn, chính là thứ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn.
Tâm thái tốt, góc độ nhìn nhận vấn đề sẽ thoáng hơn, ắt sẽ rộng lượng hơn; tâm thái tốt, làm việc thuận lợi, tự nhiên sẽ được xem trọng; tâm thái tốt, biết lúc nào nên buông bỏ, khoan dung với người khác, cuộc đời tự nhiên sẽ rực rỡ hơn.
Người có tâm thái tốt, luôn luôn cảm thấy cuộc đời hạnh phúc, viên mãn.
Trong một cuốn sách có tên “Hoa điều bán mẫu” có một đoạn như này:
“Mỗi người chúng ta đều nhận cho mình một kịch bản sống khác nhau. Có người bình yên, có người cuồng nhiệt, có người ngập tràn tiếng cười, có người lại chỉ toàn là nước mắt, bất kể ra sao, chúng ta cũng cần phải diễn cho tốt, cho tới khi hạ màn.”
Sống ở đời, quan trọng là cái tinh thần, bạn có nhiều tiền bạc tài sản tới đâu, già rồi chết đi cũng chẳng mang theo được; danh tiếng có lẫy lừng, địa vị có cao vời tới đâu, chẳng qua cũng chỉ là một cái mác. Đời người, quan trọng nhất là bạn sống thế nào.
Vui vẻ cũng là một ngày, không vui cũng là một ngày. Nếu tâm bạn rộng, cuộc sống tự nhiên sẽ ngọt ngào như mật ong; nếu bạn hẹp hòi, hay tính toán chi ly, cuộc sống bạn ắt chỉ toàn lắng lo phiền muộn.
Sống ở đời, không thể chuyện nào cũng được như ý muốn, gặp phải chuyện không như ý, phải học cách tự mình hóa giải, trang bị cho mình một tâm thái lạc quan và tích cực, bạn mới nắm bắt được cuộc sống của mình.
Đời người, quan trọng là ở tinh thần, đường đời dù có mưa bão, có trắc trở, có muộn phiền, có chán nản, nhưng đó chẳng qua cũng chỉ là một vài thử thách trên con đường dài đằng đẵng mà thôi, nhìn rộng ra thì là sẽ cánh đồng hoa, xem nhẹ thì chính là mây khói.
Cuộc đời là một cuộc tu hành, bạn phải trở nên tốt hơn, để trở thành chỗ dựa cho gia đình, cho những người bạn yêu thương.
Mỗi một giai đoạn cuộc đời đều sẽ có những thu hoạch nhất định, lựa chọn một con đường phù hợp với mình, kết giao với đúng người, bước vào vòng tròn xã giao thuộc về mình, cuộc đời bạn mới càng ngày càng vượng, cuộc sống mới ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Link: https://doanhnghieptiepthi.vn/cuoc-doi-ban-co-vuong-hay-khong-cu-nhin-5-diem-so-huu-3-diem-thoi-ban-cung-du-loi-hai-roi-161211201070259449.htm
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…