Theo một nghiên cứu toàn cầu, Hà Lan và Đan Mạch có hệ thống hưu trí tốt nhất thế giới. Đây là một nghiên cứu cho thấy các quốc gia đã và đang chuẩn bị như thế nào cho tình trạng dân số già.
Trong bảng xếp hạng của Chỉ số Hưu trí Toàn cầu của Melbourne Mercer mới được công bố, hai quốc gia giành vị trí cao nhất đều đạt điểm A về mức độ an toàn tài chính người dân nhận được khi nghỉ hưu. Úc đứng ở vị trí thứ 3, với điểm B+. Trong khi đó, top 10 bao gồm Phần Lan, Thuỵ Điển, Na Uy, Singapore, New Zealand, Canada và Chile, đều có điểm B.
Nghiên cứu này khảo sát 37 quốc gia, chiếm gần 2/3 dân số thế giới, sử dụng 40 phương pháp đo lường để đánh giá liệu một hệ thống có được sự cải thiện về quản lý tài chính cho những người nghỉ hưu hay không, và liệu có được niềm tin của cộng đồng hay không.
Hà Lan một lần nữa đứng vị trí đầu tiên trong năm 2019, với hầu hết người lao động được hưởng lợi từ các kế hoạch phúc lợi xã hội dựa trên bình quân thu nhập cả đời. Anh và Mỹ đều đạt điểm C+, giữ vị trí số 14 và 16. Theo bản báo cáo, cả hai nước này có thể tăng điểm bằng cách tăng lương hưu tối thiểu cho nhóm người về hưu có thu nhập thấp.
Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 31 và giữ điểm D. Đây là điểm số cho thấy “những điểm yếu và thiếu sót lớn cần khắc phục.” Bản báo cáo cho biết, một khuyến nghị quan trọng đối với quốc gia này là tăng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh tuổi thọ trung bình tiếp tục đi lên. Đứng thấp nhất của bảng xếp hạng này là Thái Lan. Theo báo cáo, Thái Lan nên đưa ra mức tiết kiệm hưu trí bắt buộc tối thiểu và đẩy mạnh các kế hoạch hỗ trợ cho nhóm người nghèo nhất.
Các quốc gia có hệ thống hưu trí tốt nhất thế giới.
Nghiên cứu này được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn đối với tình trạng số lượng người nghỉ hưu ngày càng lớn, họ sống lâu hơn và cần nguồn thu nhập ổn định. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, dự kiến gần 1/5 dân số thế giới sẽ ở độ tuổi nghỉ hưu vào năm 2070, tăng từ khoảng 9% trong năm nay.
David Knox, tác giả của báo cáo và là đối tác cấp cao tại Mercer, cho hay: “Các hệ thống hưu trí trên toàn thế giới đang đối mặt với tuổi thọ trung bình tăng cao chưa từng thấy và áp lực ngày càng lớn đối với các nguồn lực nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi của người già. Các nhà hoạch định chính sách nên phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống của họ để đảm bảo hiệu quả lâu dài cho nhóm người nghỉ hưu trong tương lai.”
Trong khi hệ thống hưu trí ở nhiều quốc gia châu Á đã có sự cải thiện so với năm ngoái, thì báo cáo này lại cho thấy họ thiếu đi tính minh bạch và người lao động cũng không tiết kiệm đủ cho giai đoạn nghỉ hưu như những nước khác.
Nghiên cứu này cũng cho thấy “hiệu ứng tài sản” – xu hướng chi tiêu nhiều hơn khi tài sản tăng lên. Báo cáo Mercer cho thấy khi tài sản hưu trí tăng lên, thì mọi người cảm thấy mình giàu có hơn và khả năng đi vay cũng cao hơn. Knox bình luận trong bản báo cáo: “Kết quả này không phải là tiêu cực. Việc đảm bảo thu nhập trong tương lai từ các tài sản của quỹ hưu trí hiện tại tạo điều kiện cho các hộ gia đình cải thiện cả mức sống hiện tại và tương lai của họ.”
Theo Bloomberg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…