Chuyện đời

Ở nơi làm việc, muốn thành công, 12 kĩ năng này vô cùng quan trọng, bạn có được bao nhiêu?

Cho dù bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp non trẻ hay là một cựu chiến binh muốn nhanh được thăng chức tại nơi làm việc, bạn cũng cần phải trang bị cho mình cả sức mạnh “cứng và mềm”. Trong môi trường việc làm thay đổi nhanh chóng như hiện tại, kỹ năng cốt lõi nào có thể giúp bạn trở nên bất khả chiến bại?

1. Năng lực học hỏi

Khả năng học hỏi được đứng ở vị trí đầu tiên là bởi nó được xem là kỹ năng quan trọng nhất mà bạn sẽ cần nếu muốn thành công ở thế kỷ 21. Alvin Toffler nói, “Người mù chữ của thế kỷ 21 sẽ không phải là những người không thể đọc và viết, mà là những người không thể học, học nữa và học mãi.” Đó là bởi vì, trong một môi trường thay đổi liên tục như hiện tại, thành công không chỉ là những gì bạn đã biết mà quan trọng hơn là việc phát triển các kỹ năng trên nền tảng phát triển và mở rộng kiến thức của bạn, có như vậy, bạn mới có thể sử dụng những thông tin và kỹ năng mới giải quyết, ứng phó với bất cứ điều gì có thể xảy ra.

2. Khả năng “phục hồi”

Thất bại là một phần của cuộc sống, nhưng cách bạn đối phó với những rào cản đó mới là điều quan trọng đối với thành công của bạn. Khả năng phục hồi là khả năng “bật dậy” khi gặp trở ngại và thất bại. Khi bạn mạnh mẽ, bạn sẽ không tập trung vào những thăng trầm, mà thay vào đó, bạn tập trung vào các mục tiêu dài hạn của mình đồng thời không bao giờ mất niềm tin vào khả năng thắng thế của mình. Bằng cách giúp bạn đối mặt với những thách thức và khó khăn, khả năng phục hồi cũng cho phép bạn đối mặt với những căng thẳng theo hướng tích cực hơn.

3. Sự nhanh nhẹn, linh hoạt

Trong bối cảnh môi trường xã hội thay đổi từng giờ từng phút, học cách trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt là một kỹ năng quan trọng, bởi lẽ các giải pháp của ngày hôm qua không thể giải quyết được các vấn đề của ngày mai. Trọng tâm của sự linh hoạt là thay đổi “bánh răng” của bạn khi bối cảnh yêu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của nơi làm việc, khách hàng hoặc xu hướng của ngành.

4. Năng lực hợp tác, làm việc nhóm

Trong thế giới “siêu kết nối” hiện nay, khi mà các dự án việc làm của chúng ta đang ngày trở nên phức tạp hơn thì khả năng làm việc hiệu quả như là một phần của một nhóm cũng đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Do tính chất công việc ngày càng toàn cầu hóa, khả năng cộng tác, chia sẻ kiến thức và đóng góp của bạn cho các nhóm để có thể tận dụng sự đa dạng trong suy nghĩ và quan điểm là điều rất quan trọng.

5. Năng lực giao tiếp bằng lời nói

Thăng tiến trong sự nghiệp của bạn không chỉ dựa trên những gì bạn làm, tại một số thời điểm trong sự nghiệp của mình, bạn sẽ phải sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói sao cho thuyết phục người khác về ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bất kể là khi cần thuyết phục sếp cho một vị trí thăng tiến nào đó trong công ty, thuyết trình nhóm hay trình bày trên sân khấu, bạn cũng đều cần có một khả năng giao tiếp tốt và một năng lực truyền đạt mạnh mẽ, thuyết phục.

6. Khả năng giao tiếp bằng văn bản

Sở hữu một kĩ năng giao tiếp bằng văn bản tốt sẽ giúp bạn giao tiếp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả khi bạn gửi email cho đối tác, liên lạc với khách hàng, hay cố gắng đưa ra một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và dễ hiểu…

7. Sự đồng cảm

Khả năng đồng cảm với người khác, hay nói cách khác là khả năng nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của họ bằng cách thấu hiểu cảm xúc và phản ứng của họ, là một phần cơ bản trong cách chúng ta tương tác với nhau. Giao tiếp một cách chân thành với người khác là rất quan trọng bởi ngay cả khi bạn và đồng nghiệp có những bất đồng quan điểm trong một dự án công việc nào đó thì sự đồng cảm vẫn sẽ cho phép bạn cho người khác thấy rằng họ được lắng nghe và được tôn trọng.

8. Khả năng sáng tạo

Sáng tạo là một kỹ năng quan trọng mà tất cả chúng ta đều cần có, bởi lẽ, trong thời đại thay đổi nhanh chóng như hiện tại, các nhà tuyển dụng đánh giá cao những nhân viên có tầm nhìn xa trông rộng. Nhân viên sáng tạo là những người hay hỏi tại sao. Họ đặt câu hỏi, họ tò mò, và khi làm như vậy, họ sẽ phát triển ra những ý tưởng và giải pháp mới.

9. Kĩ năng giải quyết vấn đề

Trở thành một người giải quyết vấn đề trơn tru và điêu luyện là điều cần thiết bởi các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người có thể tự mình vượt qua thử thách hoặc là một thành viên có ích trong một nhóm, người biết cách xác định các vấn đề, động não, chia sẻ suy nghĩ và sau đó đưa ra những quyết định hợp lý.

10. Khả năng lãnh đạo

Thực tế cho thấy, những người có phần trăm thành công cao hơn là người có khả năng bồi dưỡng, trao quyền cho người khác, đồng thời thúc đẩy những người xung quanh làm tốt nhất công việc của họ.

11. Kĩ năng đàm phán

Bất kể là bạn đang thảo luận về lương, thỏa thuận với khách hàng hay cố gắng tìm điểm chung với các đồng đội của mình trong một dự án thì kỹ năng đàm phán thuyết phục và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trở thành một nhà đàm phán giỏi cho phép bạn đạt được các mục tiêu trong khi xây dựng các mối quan hệ, một phần quan trọng để giúp bạn thành công trong sự nghiệp.

12. Nắm bắt công nghệ

Công nghệ đang thay đổi với một tốc độ chưa từng thấy, vì vậy, theo kịp công nghệ là điều cần thiết vì đây là công cụ giúp bạn quản lý sự nghiệp, tạo ra sự khác biệt trong thị trường, xây dựng thương hiệu và xây dựng các mối quan hệ quan trọng mà bạn cần để thành công.

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago