Chuyện đời

Người dùng Việt dành trung bình nửa tiếng/ngày, cao điểm từ 6h tối đến 8h tối các ngày cuối tuần để “chơi” TikTok

Với 12 triệu người dùng tích cực và một loạt các chiến dịch thành công, TikTok đã đạt được những bước nhảy vọt trong việc tận dụng tiềm năng của người dùng am hiểu công nghệ tại Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Anh, sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho biết ngoài các nền tảng quen thuộc như Facebook, Instagram hay YouTube, những xu hướng mới nhất và thú vị nhất của giới trẻ Việt hiện nay đều có trên TikTok.

TikTok là ứng dụng tạo và chia sẻ video ngắn dạng “viral”. Giới trẻ Việt Nam đang thích nghi khá tốt với các công cụ của ứng dụng này và dùng chúng để tạo hiệu ứng giúp video của mình trở nên hấp dẫn và nổi bật hơn.

Ngọc Anh cho biết: “Bạn phải hát, nhảy, làm điều kỳ quặc hay dễ thương và cần có nhạc hay cũng như hiệu ứng đặc biệt”. Được biết, cô gái trẻ đã dùng TikTok được gần 1 năm, trước cả khi ứng dụng này chính thức ra mắt ở Việt Nam vào tháng 4 năm nay.

Ra đời năm 2016 bởi startup công nghệ ByteDance của Trung Quốc, TikTok đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng đáng chú ý với khoảng 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại 154 quốc gia.

Trên toàn cầu, đây là ứng dụng được cài đặt nhiều thứ 3 trong quý đầu tiên của năm 2019, chỉ sau WhatsApp và Facebook Messenger. Việc mở rộng ra nước ngoài của TikTok đã được lên kế hoạch cẩn thận, bao gồm cả ở Việt Nam, nơi có 72% dân số sở hữu smartphone.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách của TikTok tại Việt Nam cho biết: “Ở Việt Nam, người dùng có thể nhanh chóng bắt kịp xu hướng mới. Họ cũng rất cởi mở trong việc đón nhận và tạo ra các loại nội dung sáng tạo mới. Nhu cầu tương tác và chia sẻ trong cộng đồng Việt Nam được coi là ở mức cao so với các nước khác trong khu vực”.

Trước khi ra mắt chính thức vào tháng 4 vừa qua, TikTok đã được nhiều người dùng Việt Nam biết đến. Nền tảng này cho biết đã có hơn 12 triệu người dùng hoạt động và 1.000 người tạo nội dung ở Việt Nam. TikTok không tiết lộ số liệu thống kê mới nhất về tăng trưởng người dùng tại Việt Nam nhưng theo ước tính, người dùng dành trung bình 28 phút mỗi ngày để “chơi” ứng dụng hát nhép, với lưu lượng truy cập cao nhất vào khoảng thời gian từ 6 giờ tối đến 8 giờ tối từ thứ 6 đến Chủ Nhật. Hiện đây là ứng dụng hàng đầu trong danh mục giải trí của App Store tại Việt Nam.

Theo ông Thanh, các chiến dịch địa phương hóa đã trở thành một phần lớn trong kế hoạch xâm nhập vào thị trường Việt Nam của TikTok. Chiến dịch theo chủ đề du lịch (#HelloVietnam) được tổ chức với sự hợp tác của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã gây tiếng vang lớn. Đây là hoạt động giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua những nội dung di động dạng ngắn.

Đà Nẵng – thành phố ven biển miền Trung nổi tiếng đã được chọn cho giai đoạn đầu của chiến dịch. Cả #HelloVietnam và #HelloDanang đã thu hút hơn 15.300 video và tổng cộng 150 triệu lượt xem. Điểm đến tiếp theo của chiến dịch là tỉnh Ninh Bình, nơi ghi hình bộ phim Kong: Skull Island năm 2017.

Với mục tiêu trở thành đối thủ cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam, nơi Facebook và Google hiện đang thống trị, TikTok hiểu rằng nội địa hóa chính là chìa khóa quan trọng giúp thu hút người dùng Việt, đặc biệt là thế hệ Z (sinh từ năm 1996 trở đi) – đối tượng có xu hướng thích những nội dung ngắn và viral hơn hình thức quảng cáo thông thường.

Ông Thanh chia sẻ: “Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận địa phương hóa vào những thị trường như Việt Nam và tạo ra các chiến dịch mang đậm dấu ấn của người dùng và văn hóa Việt. Điều này cho phép duy trì sự gắn kết giữa TikTok và người dùng”.

Đại diện công ty quảng cáo Mind Max Agency có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết TikTok hứa hẹn trở thành một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và mục tiêu thương hiệu.

Cách đây không lâu, TikTok đã bị cấm một thời gian ngắn ở Ấn Độ và Indonesia do lo ngại nội dung độc hại ảnh hưởng đến người dùng trẻ. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam cam kết sẽ loại bỏ các nội dung như tin tức giả mạo, kích động bạo lực hay đi ngược thuần phong mỹ tục trên bất cứ nền tảng trực tuyến nào. Chính vì vậy, TikTok cho biết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt chính sách trên.

Ông Thanh cho biết TikTok kết hợp cả công nghệ và con người để kiểm duyệt nội dung trên nền tảng. Gần đây, đơn vị này đã xóa 6 triệu video ở Ấn Độ do vi phạm nguyên tắc cộng đồng. Tháng 12 năm ngoái, TikTok đã ra mắt Trung tâm an toàn bằng tiếng Việt, cung cấp cho người dùng các tài nguyên và công cụ trực tuyến để quản lý tốt hơn việc sử dụng TikTok của họ.

Theo SCMP

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago