“Nếu bạn làm một việc, đặt tầm nhìn của mình vào 3 năm tiếp theo, bạn sẽ thấy rằng trên cùng một sân khấu, có rất nhiều người cạnh tranh với bạn; nhưng nếu đôi mắt của bạn có thể nhìn được tới 7 năm tiếp theo, bạn sẽ thấy có rất ít người có thể cạnh tranh với bạn. Bởi vì rất ít công ty sẵn sàng thực hiện những kế hoạch dài hạn như vậy. “
1. Phàm là chuyện gìcũng làm trước 5 phút, đời người sẽ trở nên khác biệt
Phàm là chuyện gì cũng làm trước 5 phút, những người như vậy sở dĩ không gặp bất lợi trong công việc và cuộc sống đó là bởi vô hình chung họ đã thiết lập được cho mình “ưu thế tâm lý”.
Tất cả chúng ta đều đã có một trải nghiệm như vậy, thỉnh thoảng bị trễ hẹn và khi đối mặt với những người chờ đợi mình sẽ cảm thấy áy náy.
5 phút, trong cuộc sống của bạn nó chỉ là một khoảnh khắc, nhưng chỉ cần bạn nắm được lợi thế trước 5 phút, bạn sẽ tự tin và vững bước hơn trên mỗi bước đường.
Dale Breckenridge Carnegie, một nhà văn, nhà thuyết trình người Mỹ từng nói như vậy trong bài diễn thuyết của mình:
“Thời gian vụn vặt, nếu có thể sử dụng thật tốt có thể trở thành thời gian hoàn chỉnh. Cái gọi là tích tiểu thành đại cũng chính là như vậy.”
Phàm là chuyện gì cũng làm trước 5 phút, sau đó không ngừng tích góp 5 phút này, nó sẽ mang lại những lợi ích bất tận cho cuộc sống của bạn.
2. Cao thủ thật sự đều là những người thuộc “chủ nghĩa lâu dài”
Có nhiều lý do dẫn tới sự lo lắng, trong đó có một nguyên nhân vô cùng quan trọng đó là “vội vàng”, muốn nhanh nhanh chóng chóng đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên, càng lo lắng, vội vàng, mục tiêu lại càng khó hiện thực, càng vội vàng càng dễ thất vọng, càng thất vọng lại càng lo lắng, mệt mọi, cứ như vậy hình thành một thói quen, cả tuần có một hai ngày sống trong lo lắng, mệt mỏi.
Vậy phải làm sao?
Đáp án chính là: trở thành một “nhà chủ nghĩa lâu dài”
Một lần, CEO của Airbnb, Brian Chesky và CEO Bezos của Amazon ngồi lại trò chuyện về thần tượng chung của họ, Warren Buffett.
Chesky đã hỏi Bezos: “Anh nghĩ lời khuyên tốt nhất mà Buffett từng cho anh là gì?”
Bezos nói: “Tôi đã từng hỏi Buffett rằng triết lý đầu tư của ông rất đơn giản, tại sao mọi người không trực tiếp sao chép phương pháp của ông?”
Buffett nói: “Bởi vì không ai muốn làm giàu từ từ”.
Điều mà nhiều người không biết đó là kể từ khi thành lập Amazon, những nghi ngờ về công ty này chưa bao giờ dừng lại.
Năm 1997, khi Amazon bắt đầu được đưa ra thị trường, Bezos đã nói với các cổ đông của công ty: “Amazon quyết tâm trở thành một công ty phát triển lâu dài. Mọi quyết định của công ty cũng sẽ dựa trên sự phát triển dài hạn thay vì lợi ích tạm thời, chúng ta hãy làm hết sức mình để xây dựng nên một công ty vĩ đại, một công ty mà đến thời con cháu chúng ta cũng có thể chứng kiến.”
Sau đó, ông nói trong báo cáo thường niên năm 2011:
“Nếu bạn làm một việc, đặt tầm nhìn của mình vào 3 năm tiếp theo, bạn sẽ thấy rằng trên cùng một sân khấu, có rất nhiều người cạnh tranh với bạn; nhưng nếu đôi mắt của bạn có thể nhìn được tới 7 năm tiếp theo, bạn sẽ thấy có rất ít người có thể cạnh tranh với bạn. Bởi vì rất ít công ty sẵn sàng thực hiện những kế hoạch dài hạn như vậy.”
3. Phàm là chuyện gì cũng phải tìm nguyên nhân từ chính mình trước tiên
Phản ứng đầu tiên của bạn khi gặp phải một vấn đề nào đó là gì?
Là trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho các yếu tố bên ngoài, hay tìm vấn đề từ mình trước tiên?
Khi bạn gặp phải vấn đề, thay vì trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác, tốt hơn hết là bạn nên tự nhìn lại bản thân và tìm lý do từ chính mình, có vậy vấn đề mới được giải quyết nhanh hơn.
Lão Tử nói:
“Đại đạo chi hành, bất trách vu nhân”, những người biết cách tự xem xét lại bản thân mới hiểu thế nào là đối nhân xử thế. Đừng trốn tránh trách nhiệm, luôn suy ngẫm về bản thân, là một đạo hạnh hiếm có.
Christian Johann Heinrich Heine, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Đức từng nói:
“Tự xét là một tấm gương, nó có thể cho ta thấy một cách rõ ràng những sai lầm của mình, đồng thời cho chúng ta cơ hội để sửa chữa.”
“Tấm gương” cho phép chúng ta nhìn thấy những thiếu sót của bản thân và chủ động tìm ra nguyên nhân từ chính mình, xem xét bản thân một cách khiêm tốn, sửa chữa những thiếu sót của bản thân và làm cho bản thân ngày càng tốt hơn.
Những người không xem xét lại bản thân sẽ không bao giờ có thể tiến bộ, dù thành công hay thất bại cũng luôn cần suy ngẫm về bản thân, từ đó tổng hợp, đúc kết lại những bài học và kinh nghiệm.
Tự xét là một thái độ sống có trách nhiệm với bản thân và là một trong những yếu tố quan trọng nhất nếu muốn là một người thành công.
Inamori Kazuo nói: “Chỉ những người không ngừng suy ngẫm về bản thân mới tôi luyện được tâm trí của chính họ.”
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…