Tình trạng hiện nay giống như một “cơn bão hoàn hảo” mà trong đó cả Mỹ và Trung Quốc đều đang đặt cược lớn nhưng đều có nguy cơ “tự bắn vào chân mình”.
Khi Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên gặp Tổng thống Trump năm 2017, nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nói rằng “có hàng nghìn lý do để Mỹ và Trung Quốc có một mối quan hệ thành công trong khi chẳng có lý do gì để phá hỏng mối quan hệ đó”.
Chỉ 2 năm sau, quan hệ Mỹ – Trung đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và còn đang có chiều hướng xấu đi. Lời đe dọa đánh thuế mọi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được ông Trump đưa ra cuối tuần trước phá tan thỏa thuận ngừng bắn đạt được cách đây mới chỉ vài tuần, kéo theo hành động trả đũa từ phía Trung Quốc, đẩy cuộc chiến địa chính trị giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới lên nấc thang mới.
Rắc rối lớn nhất của mối quan hệ này nằm ở chỗ cả ông Trump và ông Tập không có ai tin rằng phía bên kia thực sự nghiêm túc muốn đạt được thỏa thuận. Trung Quốc cho rằng ông Trump đang làm màu trước thềm cuộc bầu cử năm 2020, trong khi các quan chức Mỹ nghĩ rằng ông Tập đang chờ đợi ông trump thất bại để có được một thỏa thuận tốt hơn với 1 vị Tổng thống khác đến từ đảng Dân chủ. Thỏa hiệp trở thành chuyện ngày càng xa vời khi mà những nhân vật có thái độ cứng rắn chiếm ưu thế.
Dennis Wilder, cựu giám đốc phụ trách châu Á tại Hội đồng An ninh quốc gia và hiện đang giảng dạy tại ĐH Georgetown, ví tình trạng hiện nay giống như một “cơn bão hoàn hảo” mà trong đó cả Mỹ và Trung Quốc đều đang đặt cược lớn nhưng đều có nguy cơ “tự bắn vào chân mình”.
Đối với Trump, ông đặt cược rằng thái độ cứng rắn với Trung Quốc sẽ giúp ông tái đắc cử và có thêm 4 năm ở trong phòng Bầu dục. Nội các của ông vẫn tự hào rằng nước Mỹ đang có phản ứng mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây trước 1 Trung Quốc đang trỗi dậy, và phần lớn các ứng viên đảng Dân chủ cũng đồng tình phải cứng rắn với Bắc Kinh kể cả khi họ không có cùng quan điểm với Tổng thống về thuế quan.
Trong khi các nông dân và doanh nghiệp Mỹ gióng lên hồi chuông cảnh báo về những rủi ro mà động thái leo thang chiến tranh thương mại mới nhất từ ông Trump, đợt cắt giảm lãi suất mà Fed vừa thực hiện tuần trước và triển vọng lãi suất sẽ tiếp tục hạ xuống giúp ông Trump dễ thở hơn một chút. Hôm qua ông viết trên Twitter rằng mình ủng hộ 1 đợt hỗ trợ mới dành cho những người nông dân bị ảnh hưởng nếu cần thiết, và kinh tế Mỹ đang ở vị thế vững vàng với “dòng tiền đang ồ ạt chảy vào nước Mỹ”.
Về phía Trung Quốc, những toan tính chính trị của Chủ tịch Tập khó đoán hơn. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng ông đang phải chịu nhiều áp lực từ nhiều sự vụ gần đây, từ đà giảm tốc của nền kinh tế, vụ Huawei bị Mỹ tấn công cho đến biểu tình ở Hồng Kông có dấu hiệu vượt tầm kiểm soát.
Động thái để nhân dân tệ phá thủng ngưỡng 7 và ngừng mua nông sản Mỹ đánh dấu sự thay đổi lớn trong mức độ phản ứng của Trung Quốc với Mỹ. Đáp lại Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ cho Bắc Kinh.
Theo Charles Liu, người từng nằm trong phái đoàn đàm phán của Trung Quốc tại Liên hợp quốc và là sáng lập của Hao Capital, khó có khả năng Trung Quốc sẽ chịu nhún nhường dù áp lực lớn đến đâu vì họ cảm thấy rằng nội các hiện nay chỉ đưa cho họ “một inch” trong khi họ muốn “một foot”.
Tuy nhiên Mỹ có quan điểm hoàn toàn khác. Chính quyền Trump đổ lỗi cho những kẻ diều hâu ở phía Trung Quốc đã phá vỡ những phần quan trọng của thỏa thuận hồi tháng 5, và buộc tội Trung Quốc không giữ lời hứa tăng mua nông sản sau khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Nhật Bản gần 6 tuần trước. Lời đe dọa của ông Trump chỉ là để buộc Trung Quốc phải quay lại bàn đàm phán, và sự đáp trả của Bắc Kinh cho thấy ông Tập không muốn đạt thỏa thuận mà muốn chờ ông Trump thất bại.
Đối với phe diều hâu ở Mỹ, quan hệ Mỹ Trung ngày càng xấu đi có thể là cơ hội để siết chặt trừng phạt Huawei sau khi Mỹ bán máy bay chiến đấu F16 cho Đài Loan và phát tín hiệu ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông.
Cả hai bên đều đang nhìn lại kho vũ khí của mình và xem xét nên đáp trả như thế nào. Ông Tập vẫn còn khá nhiều công cụ để sử dụng, ví dụ như trừng phạt các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc, làm xói mòn nỗ lực cô lập Iran và Triều Tiên của Mỹ hay cấm các công ty Mỹ tiếp cận những ngành mà Trung Quốc vừa mở cửa như tài chính.
Tuy nhiên, bài toán khó dành cho ông Tập là Trung Quốc rất dễ rơi vào thế “tự bắn vào chân mình”. Đồng nhân dân tệ suy yếu là ví dụ điển hình: Trung Quốc không muốn dòng vốn tháo chạy ồ ạt như năm 2015, khi nước này phải đốt cháy hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại hối để ngăn cản. Rủi ro vỡ nợ cũng tăng lên đối với các công ty có nhiều nợ bằng đồng USD. Kịch bản này sẽ xảy ra nếu như lòng tin bị suy yếu, và sẽ đem đến những hệ lụy khủng khiếp hơn nhiều so với thuế quan.
Một số quan chức Mỹ cho rằng phía Trung Quốc đã quá tự tin khi không chấp nhận việc Mỹ dần dần gỡ bỏ thuế quan để đổi lấy các cải cách – động thái mà nhiều người cho là nguyên nhân khiến Trung Quốc rút khỏi đàm phán.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, nguy cơ chiến tranh thương mại leo thang hơn nữa đang hiển hiện rõ ràng và rất đáng lo ngại. Mọi chuyện sẽ trở nên thực sự nguy hiểm và tình hình rất tồi tệ nếu cả hai bên không bước lên và dịch chuyển tới bàn đàm phán. Đây là đời thực với những hậu quả chân thực chứ không phải là 1 show truyền hình thực tế để diễn xuất.
Theo Bloomberg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…