Nhắc tới Việt Nam, không ít người Thụy Sỹ nói riêng và người phương Tây nói chung vẫn chỉ biết tới khói lửa chiến tranh. Gần một thế kỷ oằn mình giữa những cuộc chiến với những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới và chiến thắng vang dội, đó có lẽ vẫn là những gì ấn tượng nhất mà người Việt Nam để lại trong mắt bạn bè thế giới.
Tuy nhiên, phóng sự với tiêu đề “Ça boom au Vietnam!” (Việt Nam bùng nổ), đài truyền hình quốc gia Thụy Sỹ đã mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về Việt Nam, quốc gia đã vượt qua quá khứ đau thương để bùng lên như một điểm sáng của khu vực và thế giới. Việt Nam không còn là nước nghèo. Những tòa nhà chọc trời san sát, ngành công nghiệp ô tô vươn ra toàn cầu hay hình ảnh đường đua F1 đang gấp rút được hoàn thành để tổ chức chặng đua đầu tiên vào tháng 4 cho thấy một Việt Nam đang từng bước bắt kịp sự phát triển của thế giới.
Bắt đầu cuộc hành trình ở Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn làm phim của RTS đã tới thăm Bảo tàng Chiến tranh rồi Địa đạo Củ Chi, những nơi thể hiện rõ nhất quá khứ đau thương của một chặng đường lịch sử. Trải nghiệm những đường hầm nhỏ chằng chịt chỉ vừa một người di chuyển, Địa đạo Củ Chi mở ra điều kinh ngạc đầu tiên của Việt Nam với thế giới.
45 năm sau khi giành lại độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày. Đường phố sầm uất, náo nhiệt, những tòa nhà chọc trời mọc lên san sát hay ánh sáng rực rỡ của một thành phố Hồ Chí Minh không ngủ là minh chứng không thể thuyết phục hơn cho tốc độ tăng trưởng tới 7%, được duy trì liên tục trong nhiều năm của Việt Nam.
Với tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam trở thành quốc gia thu hút nhiều khách du lịch cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Lấy ví dụ cho sự phát triển của Việt Nam, RTS dẫn chứng rằng năm 1990, GDP/đầu người của Việt Nam chỉ là 95 USD nhưng tới năm 2018, con số này đã là 2.566 USD. Trong khi đó, tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 53% năm 1992 xuống còn 2% trong năm 2016. Tỷ lệ đô thị hóa cũng đang gia tăng mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, tăng trưởng công nghiệp, viễn thông của Việt Nam cũng được nêu ra như một điểm sáng. Một trong những ví dụ ấn tượng nhất chính là lượng khí thải CO2 của Việt Nam. Từ năm 1990-2014, lượng khí thải CO2 của Việt Nam đã tăng 700%. Dù có những hệ lụy về môi trường nhưng rõ ràng, con số này cho thấy Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Quốc gia Đông Nam Á cũng đang minh bạch hơn rất nhiều về vấn đề chống tham nhũng và thứ hạng liên tục được cải thiện.
Không chỉ dừng lại ở những thành tựu về kinh tế, xã hội đã đạt được, Việt Nam đang từng bước vươn mình để sánh ngang với thế giới. Có lẽ, không nhiều người phương Tây và ngay cả người Việt Nam có thể tưởng tượng rằng một ngày nào đó họ có thể trải nghiệm các giải đua công thức 1 danh tiếng trên chính dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, đó là điều sắp trở thành hiện thực.
Đường đua F1 cũng là điều RTS không thể bỏ qua khi nói về sự vươn mình của Việt Nam. Đang gấp rút được hoàn thiện, đường đua F1 ở Việt Nam dự kiến sẽ đón chặng đua đầu tiên vào tháng 4/2020, chỉ 1 tháng sau khi phóng sự này được phát sóng vào tháng 3/2020. Không phải môn thể thao được ưa chuộng tại Việt Nam nhưng chia sẻ với RTS, nhà báo thể thao Trương Anh Ngọc nói rằng đường đua F1 chính là sự khởi đầu mà người Việt mong muốn trong hành trình phát triển của đất nước.
Bên cạnh đường đua F1, điểm nhất khác mà đài FTS của Thụy Sĩ nhắc tới chính là ngành công nghiệp ô tô non trẻ của Việt Nam với thương hiệu xe Vinfast. Không chỉ hiện thực hóa giấc mơ xe hơi của người Việt, Vinfast còn được RTS đánh giá như nhân tố vươn tầm Việt Nam với tham vọng bán xe ở Mỹ.
Hợp tác với gã khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô như BMW hay hãng thiết kế lừng danh của Ý – Pininfarina mang đến cho những chiếc xe của Vinfast một thiết kế đẹp cũng như hệ thống động cơ và truyền động đẳng cấp và đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu so với những chiếc BMW, giá thành xe Vinfast rẻ hơn, giúp nó có cơ hội cạnh tranh lớn ở Việt Nam khi mật độ xe hơi hiện tại mới chỉa là 20 xe/1.000 dân trong khi ở Thái Lan và Mỹ đã lên tới 800 xe/1.000 dân.
Tuy nhiên, không chỉ bó hẹp ở thị trường Việt Nam, bà Nguyễn Thị Vân Anh – Phó Tổng giám đốc thường trực VinFast khẳng định: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một thương hiệu toàn cầu”. Là con của Tập đoàn Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam, đứng đầu, Vinfast hiện có số vốn đầu tư lên tới 3 tỷ USD.
Sau màn ra mắt ấn tượng ở Paris Motor Show 2018, Vinfast hiện đang sản xuất và bán 3 mẫu xe là Lux SA2.0, Lux A.20 và Fadil. Hiện tại, không khó để bắt gặp những chiếc xe này trên đường phố Việt Nam, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Thiết kế ấn tượng và nổi bật khiến người ta dễ nhận ra dòng xe thương hiệu Việt.
Sau khi cầm lái một chiếc Lux A2.0, nhà báo Patrick Fischer, một trong những người thực hiện bộ chương trình, nhận định rằng: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ lái một chiếc xe do người Việt sản xuất. Nó thực sự rất tốt. Bạn biết không, họ đã bán ra hơn 17.000 xe”. Fischer cũng cảnh báo rằng, VinFast và Việt Nam sẽ là kẻ thách thức trong ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Bên cạnh nhà máy với các robot trên dây chuyền sản xuất, Vinfast cũng đang đầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp phụ trợ, bao gồm các viện nghiên cứu và đào tạo của riêng họ. Đây là những bước đi nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp ô tô non trẻ
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Link:http://ttvn.toquoc.vn/tang-truong-kinh-te-7-duong-dua-f1-va-xe-vinfast-gay-an-tuong-voi-nha-dai-thuy-sy-trong-chuong-trinh-dac-biet-ve-viet-nam-4202011314035613.htm
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…
Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…
Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…