Chuyện đời

Tự sự của sếp: Các bạn trẻ cái gì cũng có thể làm được nếu được hướng dẫn đầy đủ và cặn kẽ, nhưng để hơn như thế nữa thì không! Các bạn thiếu 5 điều then chốt

 

Tôi thấy các bạn, và đôi khi cả chính tôi, bị sa đà vào những mối quan tâm hàng ngày không phục vụ cho việc trước mắt. Mặc dù cắm đầu cắm cổ làm đến quên ăn quên ngủ, cha mẹ quên tên bạn bè quên mặt là điều không nên, tôi cho rằng đối với mỗi một thời điềm, nên có một sự ưu tiên nhất định. Làm xong rồi chơi, hoặc chơi xong rồi làm, chả sao cả. Miễn sao, một lúc nên tập trung cho một thứ cho xong.

Vài năm trở lại đây, tôi có cơ hội giữ vai trò quản lý. Thật lòng mà nói, chỉ khi nắm vị trí định hướng và điều phối công việc, tôi mới thật sự cảm nhận được gánh nặng của “những người làm sếp” ở môi trường làm việc này. Mặc dù mỗi cá nhân đều có một đóng góp nhất định cho cái chung, nhưng đôi khi sự hợp tác cùng tiến đó không bao giờ được suôn sẻ.

Quan điểm quản lý của tôi là mình phải là người đứng sau thúc đẩy, đứng dưới nâng đỡ và đứng trước dẫn đường. Tôi không chọn đứng ngang cùng các bạn vì lúc đó các bạn sẽ không thấy được tôi ở đâu trong vai trò quản lý. Tôi cũng không chọn đứng trên các bạn vì chúng ta là những người lớn cùng hợp tác với nhau, chứ không phải là kẻ trên người dưới.

Qua mấy năm cùng làm với các bạn nhỏ tuổi hơn, tôi nhận thấy thế này: các bạn cái gì cũng có thể làm được nếu được hướng dẫn đầy đủ và cặn kẽ. Nhưng để hơn thế nữa thì không. Các bạn thiếu những điều này đây:

1. Accountability: Là lòng trách nhiệm. Là ý thức về các việc mình nên làm để hoàn thành công việc từ đầu tới cuối. 

Điều này khác với “responsibility = việc của mình cần phải làm”. Tôi thấy các bạn còn chờ sếp giao việc, chờ được phân công và chờ nhau cùng hoàn thiện. Đối với tôi, việc mình ý thức được mình đang đứng chỗ nào và muốn đi tới chỗ nào, sẽ thể hiện qua chuyện mình có sẵn lòng làm những việc mình nên làm hay không, cho dù đó có thể không phải là việc của mình.

Điều này được thể hiện qua một việc rất đơn giản trong môi trường hợp tác, là nhắc nhau một tiếng. “Việc tôi cần làm chưa xong, vì còn chờ phần anh. Cho nên, khi nào anh xong để tôi làm phần tôi?” Như vậy, bộ máy mới chạy và việc mới suôn sẻ.

2. Discipline: Là tính kỷ luật. Là ý thức về thời hạn phải hoàn thành và sẵn lòng cố gắng bằng mọi cách để làm cho xong việc.

Tôi thấy các bạn, và đôi khi cả chính tôi, bị sa đà vào những mối quan tâm hàng ngày không phục vụ cho việc trước mắt. Mặc dù cắm đầu cắm cổ làm đến quên ăn quên ngủ, cha mẹ quên tên bạn bè quên mặt là điều không nên, tôi cho rằng đối với mỗi một thời điềm, nên có một sự ưu tiên nhất định. Làm xong rồi chơi, hoặc chơi xong rồi làm, chả sao cả. Miễn sao, một lúc nên tập trung cho một thứ cho xong.

3. Resourcefulness: Là tính tháo vát. Là ý thức về việc sẽ không có việc gì dễ dàng ngay từ đầu và mình phải tìm mọi cách để có giải pháp hoàn thành trong thời gian cho phép. 

Từ cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật đến những giới hạn về hành chính và những khiếm khuyết về kỹ năng luôn là những trở ngại, nhưng không có nghĩa là mình sẽ dựa vào đó để tự đàm phán với chính mình rằng tại thế này hay bị thế kia. Tới lúc cần thì tôi sẽ không ngại nhờ vả, xin xỏ, năn nỉ một ai đó để được việc.

Tất nhiên, để làm được điều đó thì mối quan hệ của tôi với người ta phải đủ trung thực và đủ minh bạch để người ta tin mình mà giúp. Tôi không đòi hỏi ai phải làm như tôi. Nhưng tôi mong là tôi sẽ giữ được ý thức này hoài để làm gương cho các bạn.

4. Integrity: Là tính cương trực. Là ý thức về việc cuả mình thì mình phải giữ, cho dù hay hay dở, cho dù nhỏ hay lớn, thì mình vẫn phải làm cho xong.

Xong ở đây có nghĩa là xong để làm việc khác, chứ không phải xong phần của mình. Tính tôi thế, tôi sai tôi nhận, tôi ngu tôi chịu. Đó không phải là liều hay tỏ vẻ anh hùng, mà sự thật là mình cần phải nhận ra những giới hạn của mình để vượt qua nó.

5. Positive attitude: Là thái độ tích cực. Là ý thức về việc mình đang làm cho mình, để trưởng thành hơn về nhận thức, về tư duy, về kỹ năng và hơn hết là về nhân cách. 

Đừng nghĩ, xin làm ơn, đừng nghĩ là “ai cũng đi làm công cả, việc gì phải khó khăn với nhau”. Vì thái độ AQ kiểu đó không giúp ích gì được cho sự phát triển cá nhân của các bạn đâu. Nhiều khi phải biết bực bội, biết khó chịu vì nhiệt huyết của mình bị hiểu sai hay khả năng của mình bị đánh giá thấp. Phải có một động lực để đi làm mỗi ngày, và đừng nên là tiền.

Đó, tôi nghĩ đây là những điều cơ bản mà một người đi làm nên có, để sự đóng góp của mình có ý nghĩa hơn với những người xung quanh. Tôi viết ra những điều này với một sự thất vọng về mình, vì chính tôi, đôi khi vẫn còn chưa làm được. Tôi mong là tôi còn ý thức được những giới hạn của mình vì chỉ có vậy mới còn động lực đi lên. Tôi mong là bạn bè, đồng nghiệp tôi cũng vậy!

Danny Quach

Theo Trí Thức Trẻ

cafe8plus

Recent Posts

Chuyến công tác của Thủ tướng tạo động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và Brazil, Dominica

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình đã có cuộc trả lời phỏng vấn…

6 ngày ago

Bongbet Chuyên Trang Thể Thao, Giải Trí Hấp Dẫn Cho Bạn

Trong thời đại số hóa ngày nay, thông tin là một trong những tài sản…

4 tuần ago

Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng hai điều kiện

Không cấm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tham gia sân chơi trái phiếu…

4 tuần ago

Lắm chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…

1 tháng ago

Xuất khẩu tăng trưởng khả quan, cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD

Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…

1 tháng ago

Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam dự kiến đạt hơn 2 tỷ USD vào 2032

hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…

1 tháng ago