Chuyện đời

8 loại “bệnh” lớn của con người: Đáng buồn bạn chắc chắc mắc ít nhất 1 trong số đó

Trong dự án video “Trong đêm tối” của nhiếp ảnh gia Edo Zorro, màn đêm không chỉ bị bao phủ bởi sự yên tĩnh đáng lo ngại, mà còn là khoảng thời gian rảnh rỗi để mọi người giải tỏa nỗi buồn. Đằng sau đó là nỗi lo lắng và bất lực sinh tồn mà giới trẻ thành thị không thể thoát khỏi.

1. Không ngủ được

Rõ ràng có thể ngủ, nhưng tôi lại không ngủ; không những không nghĩ tới việc ngủ sớm mà còn cứ thích ngủ muộn; thực ra có thể không ngủ muộn nhưng tôi cứ không…

Ngủ có nghĩa là hết ngày, và ngủ muộn là một ám thị cho thấy bạn không can tâm “tôi vẫn chưa qua hết ngày hôm nay”.

Các cư dân mạng mô tả buổi đêm của họ như sau: “Không có đối tượng, không ai trò chuyện, không ai cùng chơi trò chơi, tự mình chơi với chính mình, vẫn có thể chơi tới 2h sáng.”

Kết quả của thói quen thức khuya là không thể thức dậy sớm vào buổi sáng, cảm thấy không khỏe, tinh thần khó chịu, mệt mỏi, béo, xấu, đơ, cùn, và cả rụng tóc.

Hậu quả của chứng rối loạn ám ảnh ngủ muộn đó là một loạt nhiệm vụ không thể hoàn thành, để rồi tối hôm sau, một lần nữa rơi vào một chu kỳ nhàm chán, làm gia tăng thêm mức độ mệt mỏi và cuối cùng không thể chống lại nó để tận hưởng cuộc sống.

2. Bệnh bất lực trong tình yêu

Bạn nói bạn sợ, sợ cái gì?

Sợ tỏ tình bị từ chối, sợ không nỗ lực theo đuổi thì sẽ không có sau này; sợ yêu quá phiền phức, lại sợ 1 mình thì quá cô đơn; có người yêu rồi lại sợ họ không chung thủy, không có thì lại sợ ế; sợ kết hôn rồi mất tự do, lại sợ không kết hôn thì sẽ chỉ còn lại tự do; sợ sinh con nuôi con không dễ dàng, lại sợ không sinh con thì dưỡng già quá khó; sợ không giữ được tình yêu, không có tình yêu lại sợ trống vắng; vào lúc không có năng lực nhất lại gặp được người mà cả đời muốn bảo vệ, lúc đủ năng lực rồi thì lại chẳng thấy người ta đâu…

Nỗi sợ hãi hàng ngày về hôn nhân, về gia đình, và những hình thức yêu đương thịnh hành như yêu nhanh, khiến con người ta muốn nghiêm túc không được mà qua loa, hời hợt cũng không xong, theo đuổi được một nửa, quyết tâm không theo đuổi nữa, nghiêm túc không bằng một lần buông tay.

Trở thành một người tốt trong tình yêu đã khó, trở thành một người xấu còn khó hơn.

8 loại bệnh lớn của con người: Đáng buồn bạn chắc chắc mắc ít nhất 1 trong số đó - Ảnh 1.

3. Bệnh trống rỗng

Khi các giá trị quan giảm, cuộc sống là vô nghĩa, còn khi trái tim trống rỗng, cả thế giới sẽ sụp đổ.

Rốt cuộc, giới trẻ đương thời khó có thể thoát khỏi những đề bài mà thế giới đưa ra, vì vậy không có cái gọi là giấc mơ viên mãn, vì nó quá xa vời; không có cái gọi là nhàm chán, bởi vì buồn chán là trạng thái bình thường của cuộc sống; không có cái gọi là đúng hay sai, bởi lẽ tiêu chuẩn đúng và sai của tôi, bạn và anh ta không bao giờ giống nhau; không có cái gọi là khuyên nhủ, bởi bạn không thể hiểu được nỗi khổ của tôi…

4. Bệnh trì hoãn

Căn bệnh phổ biến nhất, một hành vi không cần thiết và gây ra hậu quả khôn lường.

Thật khó để nói rằng việc “cai thuốc lá” và “cai trì hoãn”, việc nào khó khăn hơn, nhưng các triệu chứng của chúng thực sự giống nhau: khiến mọi người tránh khỏi sự lo lắng nhất thời, tìm kiếm sự an tâm.

Nguyên nhân của sự trì hoãn có thể là do nhiệm vụ quá khó khăn và quá nhiều, có thể là quán tính tâm lý của việc tránh nặng làm nhẹ.

Sau khi liên tục chọn cách lảng tránh, deadline càng gần, áp lực thực sự càng nặng.

Sự thoải mái được tích lũy khi trì hoãn sẽ biến thành nỗi hoảng loạn tuyệt vọng khi đến gần deadline, thất vọng, mệt mỏi, lại trì hoãn, cứ vậy lặp đi lặp lại một vòng luẩn quẩn.

8 loại bệnh lớn của con người: Đáng buồn bạn chắc chắc mắc ít nhất 1 trong số đó - Ảnh 2.

5. Bệnh làm việc quá sức

Công việc khiến con người vui vẻ, làm thêm giờ khiến ta béo phì.

Có người nói khi trẻ bán sức khỏe, về già lại mua lại sức khỏe. Đặc biệt là dân văn phòng, những người luôn “phải” ngồi ì một chỗ, lười vận động, những người như vậy, bệnh tật, béo phì không tìm đến thì tìm đến ai?

Hoặc có lẽ bạn có thể học tập một chút văn hóa làm thêm giờ của Nhật Bản, đất nước nổi tiếng với áp lực công việc cao ngất ngưởng: Năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã ban hành một nghị định buộc chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phải thường xuyên đo vòng eo của người trung niên và người cao tuổi trong độ tuổi từ 40 đến 74, đồng thời đặt ra tiêu chuẩn giảm cân cho người dân và nhân viên, tổ chức không đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ bị phạt tiền.

6. Bệnh khó lựa chọn

Câu nói được lưu hành rộng rãi nhất về khó khăn trong việc lựa chọn là: “Làm gì có bệnh khó lựa chọn, còn không phải vì nghèo…” Tuy nhiên, ngay cả khi bạn có tiền thích mua gì thì mua, thì bạn cũng sẽ có hàng tá các lựa chọn, và bạn cũng sẽ vẫn phải đau đầu như vậy.

Về mặt tâm lý học, điều này được gọi là “quá tải lựa chọn”, nhiều lựa chọn hơn có nghĩa là không chắc chắn hơn, dẫn đến rủi ro lớn hơn, khiến mọi người khó đưa ra quyết định.

Tất nhiên, điều khó khăn nhất chính vẫn là lựa chọn sống một cuộc sống ra sao. Nhà thơ người Mỹ, Robert Frost trong bài “Con đường chưa lựa chọn” có viết: “Một khu rừng phân cách hai con đường, còn tôi lựa chọn con đường có ít người đi, từ đó quyết định con đường cuộc đời tôi.”

8 loại bệnh lớn của con người: Đáng buồn bạn chắc chắc mắc ít nhất 1 trong số đó - Ảnh 3.

7. Bệnh lão hóa sớm

Cái gọi là “bệnh lão hóa sớm” hay “khủng hoảng trước tuổi trung niên” có nghĩa là những người trẻ tuổi bước vào trạng thái mà đáng nhẽ phải đến tuổi trung niên mới cần trải nghiệm. Về mặt sinh lý là cảm thấy collagen bị mất đi, trông già hơn so với tuổi thật, về mặt tâm lý, đó là sự bảo thủ, không còn ước mơ và không còn dám nghĩ dám làm.

Romain Rolland khi mô tả cuộc khủng hoảng tuổi trung niên sau thập niên 90 có nói: “Hầu hết mọi người đều đã chết trong độ tuổi 20 và 30, bởi vì sau độ tuổi này, họ chỉ là cái bóng của chính họ. Phần còn lại của cuộc đời dành cho việc bắt chước bản thân…”

8. Bệnh KPI (chỉ số đo lường hiệu quả công việc)

KPI là con dao hai lưỡi. Như Jack Welch, cựu chủ tịch của General Electric nói, thì nếu sử dụng tốt, nó sẽ là “động lực cho sự thành công của hoạt động kinh doanh“, còn như cựu giám đốc điều hành của Sony nói, nếu không sử dụng tốt thì là “chủ nghĩa hiệu suất đã hủy hoại Sony.”

Còn “KPI của bạn đã được hiện thực hóa chưa?” Đối với các nhân viên mà nói, nó vừa là một cực hình vừa là một nguồn gây căng thẳng.

Có một câu nói rằng: “Đằng sau mỗi một tiêu chuẩn KPI là một nữ thần báo thù đang đợi bạn ở một nơi nào đó.”

Còn bạn, bạn mắc bao nhiêu bệnh trong số những căn bệnh này?

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Bài viết nổi bật

To Top