Ai cũng có nhiều việc phải làm trong công ty và bạn làm việc thật tốt thì bạn được trả lương và thưởng là lẽ đương nhiên. Nhưng ở nhiều công ty, nếu bạn không quan tâm nhiều đến lợi nhuận, người khác sẽ nghĩ rằng bạn giả tạo, không có trách nhiệm với công việc của mình. Một số công ty xem công việc và phần thưởng là quan trọng như nhau nên họ rất chú trọng vào tiền thưởng để khuyến khích nhân viên. Bạn làm việc nghiêm túc và mạnh dạn đàm phán về phần thưởng thì ông chủ sẽ đánh giá cao bạn.
-01-
Nhàn đã làm việc trong ngành bất động sản 7 năm và cô ấy đã phàn nàn với tôi: “Sếp tôi đã chuẩn bị gần 10 tỉ đồng trong mấy ngày qua và thông báo với cả công ty rằng đây là tiền thưởng cuối năm nay. Các phương tiện truyền thông liên tục chụp ảnh và đưa tin. Ai cũng khen công ty cô thưởng hậu hĩnh.
Nhàn gọi điện thoại cho cha cô và nói rằng: “Cha, con sẽ gửi rất nhiều tiền thưởng cuối năm năm nay, chúng ta có thể mua nhà ở khu chung cư cao cấp rồi.” Những tưởng được mua nhà cho cha nhưng chỉ sau vài ngày, cô được sếp gọi vào và bảo hãy cầm một phần tiền thưởng trước đi rồi tính. Mặc dù năm nay rất mệt mỏi và thường xuyên làm thêm giờ, nhưng nghĩ đến việc nhận tiền thưởng trong nhiều năm, cô cảm thấy rằng công sức bao năm của cô là xứng đáng.
Nhưng sếp tiếp tục nói: “Nhàn này, dạo này công việc khó khăn, cô làm tốt dự án sắp tới đây, tiền thưởng của cô chỉ có tăng lên thôi, mà tăng rất nhiều nữa. Người trẻ bây giờ, tích lũy kinh nghiệm là quan trọng còn tiền bạc thì khi nào lấy chả được. Đừng quá thực dụng thế chứ. Thế giới này có rất nhiều điều quan trọng hơn tiền bạc, chẳng hạn như những giấc mơ…”
Sau những lời đường mật đó là nỗi uất ức, cô gọi cho cha và bảo giấc mơ mua nhà của họ đã tan thành mây khói rồi.
Hầu hết các ông chủ đều thích nói về ước mơ, cảm xúc, học hỏi kinh nghiệm và trưởng thành nhưng không phải sếp nào cũng thích nói về tiền. Những ông chủ tồi chỉ nói về ước mơ và cảm xúc của chính mình với nhân viên. Chỉ có những ông chủ tốt mới nói chuyện với nhân viên về tiền bạc.
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của một người sếp tốt đó là làm sao để nhân viên kiếm được nhiều tiền hơn và có một cuộc sống tốt hơn.
Nếu bạn là người làm công ăn lương rồi mới lên làm sếp, thì bạn sẽ hiểu được nỗi khổ cực của nhân viên và bạn sẽ muốn nhân viên của mình cũng có tiền thay vì cố tìm cách sa thải nhân viên giỏi.
Báo đáp cha mẹ cũng cần tiền và việc này cần được làm thường xuyên. Tiền sách vở, tiền học của con cái, cơm áo gạo tiền mỗi năm đều tăng khiến cuộc sống thật căng thẳng. Tiền thuê nhà quá cao, giá thịt cũng tăng lên nhưng tiền thưởng vẫn mãi trường tồn theo năm tháng. Nhân viên đang nỗ lực và chăm chỉ tứng ngày để có tiền đón tết vui vẻ. Sếp không phải trả tiền cho nhân viên theo kiểu làm từ thiện mà là họ nhận ra giá trị của nhân viên và khuyến khích nhân viên cống hiến. Nếu bạn thực sự quan tâm đến nhân viên của mình, bạn nên sử dụng tiền để thể hiện sự quan tâm đó.
-02-
Ở một số công ty đặt ra quy luật ngầm như sau: Khi bạn làm đủ một năm và chăm chỉ thì bạn sẽ nhận được đủ tiền thưởng. Nếu bạn làm không tốt trong một tháng nào đó thì công ty sẽ bắt đầu hoài nghi về lòng trung thành và tính chuyên nghiệp của bạn, họ sẽ có những hành động thiết thực để bảo vệ cái lợi của họ. 10 tháng bạn đang làm tốt, đã tích lũy được 10 tháng không tiền thưởng, nhưng nếu có điều gì xảy ra trong tháng thứ mười một thì 10 tháng tích lũy của bạn gần như đã bị lãng phí.
Bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ khi nhận tiền thưởng hay cảm thấy tội lỗi vì nghỉ việc sau khi nhận tiền thưởng cuối năm. Miễn là bạn làm việc chăm chỉ trong năm nay và bạn có niềm tin vào tiền thì sau khi nhận thưởng cuối năm, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.
Hãy nhận biết và đối xử với loại giao dịch lao động này giữa bạn và công ty. Đừng cố nói rằng tôi làm vì đam mê, không cần tiền. Nếu không làm vì tiền thì tiền đâu bạn tiêu?
-03-
Bạn và công ty về cơ bản là mối quan hệ hợp tác và việc nói về tiền và lợi nhuận là điều tự nhiên.
Khi bạn làm việc chăm chỉ, bạn cần biết rằng những người có ước mơ và thực sự theo đuổi ước mơ nên nhận được nhiều hơn và họ nên được khen thưởng chứ không phải bị trừng phạt.
Điều quan trọng hơn là nếu một người muốn theo đuổi ước mơ của mình, trước tiên anh ta phải sống sót. Một số công ty chỉ trả vài triệu đồng mỗi tháng và sự sống còn của nhân viên đã trở thành một vấn đề lớn, tiền lương không đủ để thuê nhà chứ đừng nói đến việc mua nhà.
Bên cạnh đó, giá thành ngày một tăng cao từ thực phẩm, học phí, xăng dầu… Nhiều ông chủ luôn cảm thấy trong tiềm thức, ông là chủ và nhân viên là người hầu. Theo thời gian, nhiều nhân viên không dám nói về việc tăng lương, và tiền thưởng cuối năm. Tuy nhiên, bạn cần phải rõ ràng rằng tiền lương và thưởng cuối năm bạn nhận được không phải do người khác trao cho bạn mà đó là do bạn tự kiếm mà có. Trong các doanh nghiệp hiện đại, họ liên tục cải cách và không ngừng tích hợp các nguồn lực. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thực sự trở nên mờ nhạt. Nó không phải là mối quan hệ việc làm, càng không phải là mối quan hệ phụ thuộc, mà là mối quan hệ hợp tác để đôi bên cùng có lợi. Bạn và nhà lãnh đạo của bạn tạo ra giá trị và phân phối lợi ích. Tôi làm công việc của mình và nhận được tiền lương và tiền thưởng mà tôi xứng đáng. Không ai nợ ai trong quá trình này.
Một nhà lãnh đạo luôn chỉ cung cấp cho nhân viên vài triệu đồng nhưng thường yêu cầu nhân viên nỗ lực với mức lương 30 triệu một cách tự tin. Điều này sẽ chỉ dẫn đến cả hai bên tan rã. Doanh nghiệp phải trở nên mạnh mẽ hơn và ông chủ và nhân viên phải thay đổi nhận thức. Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ theo kiểu truyền thống rằng: “Tôi trả tiền cho bạn làm việc” thì chắc chắn bạn sẽ không thuê được nhân viên có năng lực. Nhân viên sẽ cảm thấy rằng họ chỉ đang làm việc để kiếm tiền và họ sẽ không thể hòa nhập hoàn toàn vào công ty và quan tâm đến số phận của công ty.
Do đó, bạn muốn làm việc với cái tâm thì hãy dám nói về tiền với sếp và nói về lợi nhuận. Đặc biệt là nhân viên của các công ty khởi nghiệp, những người đã hy sinh thời gian, sức khỏe, nhan sắc và cuộc sống ổn định cho công ty, họ xứng đáng nhận được lợi nhuận cao hơn.
Nguồn:Tri Thức Trẻ