Chuyện đời

Định luật người giàu: Bạn nhất định phải “giả vờ” mình có rất nhiều tiền!

Hóa ra khi chúng ta “keo kiệt” với cuộc sống hiện tại, chúng ta đã âm thầm đưa ra lựa chọn kém cỏi cho tương lai.

Cách đây vài năm, tôi đi làm cùng công ty với một người bạn. Anh ấy đã khuyên tôi ở cùng anh ấy tại một căn phòng trọ nhỏ cách công ty rất xa, có giá 1,5 triệu/ tháng.

Tôi biết, anh ấy cũng vì muốn tốt cho tôi, muốn tôi tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Nhưng phòng trọ này có quá nhiều vấn đề: Thứ nhất, cách âm kém. Thứ hai: người sống xung quanh đông đúc. Mỗi ngày, tôi đều nghe tiếng bước chân của người khác, điều đó làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ của tôi.

Hơn nữa, bởi vì nó quá nhỏ, lại chật hẹp, nên chủ trọ không cho nấu ăn trong phòng. Tôi chỉ có thể mua đồ ăn bên ngoài ăn, khiến dạ dày thường không thoải mái.

Cuối cùng, do ở quá xa công ty, chỉ cần tôi bỏ lỡ một chuyến xe buýt, thì phải đứng đợi 20 phút mới có.

Thế là sau một thời gian ngắn, tôi quyết định “rút lui”, dùng tiền tiết kiệm mướn một ngôi nhà rộng 140 mét vuông đối diện công ty.

Sau đó, tìm thêm hai người bạn dễ mến về ở ghép.

Ở đó, tôi có thể ngủ ngon giấc, đi làm đúng giờ, tan ca có thể về tự nấu bữa ăn đơn giản. Bên cạnh đó, tôi có thêm nhiều thời gian để học hỏi những thứ mới.

Chính vì vậy, tôi tràn đầy sức khỏe và năng lượng, cũng đạt được thành tích cao hơn trong công việc.

Đôi lúc những thứ bạn nghĩ là không thể, khi hành động rồi mới biết được bản thân hoàn toàn “có thể.”

Gần đây, tôi mới vừa xem video về một ông chủ người Hàn Quốc kể về kinh nghiệm của mình.

Khi còn trẻ, ông ấy đến châu Âu du lịch. Thấy cửa hàng bán đồ vest trên đường phố Paris, ông ấy vào chọn một bộ mặc thử, thấy cũng đẹp.

Nhìn lại giá tiền của nó, thấy cũng chỉ có 120.000 won, trong khi trong tay ông ấy đang có hơn 1,2 triệu won vào thời điểm đó, nên ông ấy quyết định sẽ mua nó ngay lập tức.

Nhưng khi nhìn kĩ lại, ông ta mới phát hiện ra có một bộ vest khác càng đẹp hơn, có giá tận 1,2 triệu won. Đây là bộ quần áo đắt nhất mà ông ta từng thấy, nhưng ông ta thực sự rất thích nó!

Thế là ông ta bắt đầu do dự: “Hay là mình nên đổi lại bộ đẹp hơn này.” Nhưng nếu đổi lại, ông ấy phải trở về ngay, vì không còn dư tiền đi tiếp nữa. Nếu mua bộ rẻ kia, thì còn dư dả cho ông ấy đi chơi thêm 2 tháng nữa.

Tiếp theo đó, trong đầu ông ta nảy ra 3 suy nghĩ:

Suy nghĩ đầu tiên: Quên nó đi.

Suy nghĩ thứ hai: Đợi đến khi ông ấy 30 tuổi, có tiền nhiều, sẽ quay lại mua nó sau.

Suy nghĩ thứ ba: Không cần lo, cứ mua xong rồi về nước luôn cũng được.

Cuối cùng, ông ấy dứt khoát chọn phương án ba. Khi về nước, ông ấy mới phát hiện ra bộ đồ này là quần áo của thương hiệu nổi tiếng. Và số tiền ông ta đã bỏ ra, thực sự không hề hoang phí!

Có lẽ mọi người thấy ông chủ người Hàn này xài tiền quá xa xỉ. Nhưng câu chuyện nhỏ này chỉ muốn hướng bạn đến một điều:

“Mọi người thường nghĩ rằng hạnh phúc giống như tiền tiết kiệm, có thể lấy ra xài sau này, nhưng trong thực tế: KHÔNG THỂ.

Đừng bỏ lỡ mãi hiện tại và trông chờ vào tương lai quá nhiều. Mỗi khoảnh khắc của cuộc sống này, chỉ cần bị bỏ lỡ, sẽ biến mất mãi mãi, vì vậy chúng ta phải thật hạnh phúc!”

Có một sự thật đau lòng trên thế giới:

Người không thiếu tiền lại càng dễ kiếm tiền.

Ví dụ: Năm đó, khi mướn căn nhà kia, nhìn bên ngoài thì giá cao hơn nhiều so với phòng trọ.

Nhưng sau khi tính toán cẩn thận, tôi phát hiện ra rằng sự việc không tiêu cực như vậy:

Tôi mướn một căn nhà, nhưng cho thuê hai phòng ngủ, thế nên tiền thuê cũng chỉ còn lại 1 triệu.

Tôi không cần đi xe buýt nên tiết kiệm thêm được 200 nghìn mỗi tháng.

Tôi cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, vì gần nhà, nên tôi có thể tăng ca kiếm thêm mà không cần vội vàng về sớm cho kịp xe buýt như trước đây.

Tự nấu ăn, khiến tôi không chỉ dành dụm được thêm nhiều tiền, mà còn tránh được các bệnh về đường tiêu hóa, cũng tránh đến bệnh viện “dài hạn”.

Quyết định thuê nhà đầy mạo hiểm nhưng lại khiến tôi có cuộc sống hoàn toàn khác.

Mà bài học ngược lại khác chính là:

Có lần nọ, tôi dự định mua một chiếc máy tính. Một người bạn nhiệt tình tư vấn, bán cho tôi một cái máy có giá tiền rẻ.

Lúc đó vì tiếc tiền, nên tôi đã đồng ý mua.

Nhưng sau hai ngày, tôi thật hối hận. Cái máy tính đó quá khó dùng, muốn mở tài liệu ra phải chờ rất lâu, tra tài liệu còn lâu hơn.

Điều này khiến tôi mất gần 2000 bản nháp, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để cập nhật, viết thêm bài. Phải chi tôi tự ra tiệm mua chiếc máy loại tốt về dùng luôn cho rồi.

Máy không xài được, vì để tiết kiệm ít tiền, còn nợ ân tình của người ta, nên không thể mở lời mắng vốn được.

Quyết định sai lầm rồi!

Hóa ra khi chúng ta “keo kiệt” với cuộc sống hiện tại, chúng ta đã âm thầm đưa ra lựa chọn kém cỏi cho tương lai.

Dù bạn có là một người bảo thủ, coi trọng cảm giác an toàn hơn tất cả đi nữa, cũng xin đừng ngần ngại trải nghiệm hạnh phúc trước mắt.

Nếu bạn muốn giàu có, bạn phải dám “bỏ” trước, mới “thu về” sau. Có bỏ vốn mới có thu hồi lãi được.

Nếu bạn muốn sống hạnh phúc, hãy cố gắng hiện thực hóa ước mơ. Đừng hẹn tương lai mãi, vì tương lai chỉ dành cho những người biết cố gắng trong hiện tại và ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai.

Trong lúc khó khăn, khổ sở nhất, bạn cũng nên tin rằng: Thời gian và sức khỏe của bạn, thực sự rất có giá trị.

Mà sức sáng tạo của bạn, còn mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ.

Những sự thật này, người thành công sẽ không nói cho bạn biết.

Đừng hi sinh thời gian và sức khỏe để tiết kiệm số tiền trước mắt. Mất đi sức khỏe rồi, ai đền cho bạn. Không còn sức sáng tạo, làm sao có thể đương đầu với nguy cơ bị sa thải trước mắt?

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Nghèo đói khiến người ta trở nên ngu ngốc.

Nhà tâm lý học cũng từng nói: Người thiếu thốn tình cảm thường trở nên tự ti.

Nghèo đói và thiếu thốn luôn làm hạn chế tư duy con người, khiến họ dễ mẫn cảm và lẩn quẩn mãi trong vòng tròn hạn hẹp.

Nếu muốn thành công, ít nhất nên cho bản thân thật nhiều cơ hội để trải nghiệm. Đừng vì tư duy tôi “nghèo” nên không dám làm gì mà bỏ hết tất cả cơ hội ông trời dành riêng cho bạn. 

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Bài viết nổi bật

To Top