Không ưu tư, không tức giận, không ưu sầu, không sợ hãi, không quá khích, không cười lớn, không quá nôn nóng muốn có mọi thứ mình muốn, không ghi thù ghi thận, ắt sẽ sống lâu.
Thời cổ đại, Sun Simiao là một y sĩ và nhà văn người Trung Quốc của triều đại nhà Tùy Đường từng nói với người đời:
“Mạc ưu tư, mạc đại nộ, mạc bi sầu, mạc đại cụ, mạc khiêu lương, mạc đại tiếu, vật cấp cấp vu sở dục, vật tiêu tiêu hoài cừu hận, tắc đắc trường sinh dã” (không ưu tư, không tức giận, không ưu sầu, không sợ hãi, không quá khích, không cười lớn, không quá nôn nóng muốn có mọi thứ mình muốn, không ghi thù ghi thận, sẽ được trường sinh).
Nửa đời sau, làm người, xử thân, dưỡng sinh hãy “9 không quá”.
1. Không quá tức giận
Có môt cổ nhân từng nói: “Tôi đân dần hiểu ra, chuyện đáng ghét nhất trên thế gian này, không gì khác ngoài một gương mặt tức giận.”
Chuyện “hạ lưu” nhất trên thế gian này chính là trưng ra khuôn mặt tức giận cho những người bên cạnh mình thấy, nó còn khó chịu hơn cả việc bị la mắng, đánh đập.
Trong lòng có phiền não, tuyệt đối đừng tức giận, tức giận làm tổn thương gan. Phải học cách khống chế cảm xúc cửa mình, xử thế một cách lạc quan.
2. Không quá mưu cầu danh
Danh lợi là bề khổ vô tận, phồn hoa trước mắt chẳng khác nào pháo hoa, sớm nở chóng tàn. Biết thỏa mãn là một vị thuốc, sống vui vẻ chẳng khác nào thần tiên.
Xem nhẹ thế sự, tĩnh tại ngắm xuân hoa thu nguyệt, nhân thế huyên náo, danh lợi đến rồi đi, buông bỏ sự bốc đồng, xốc nổi, tâm tịnh tự khắc đời sẽ an.
3. Không quá tham lợi
Ngạn ngữ Châu Âu có nói: Một trái tim tham lam giống như một vùng đất cằn cỗi trên sa mạc, hấp thụ tất cả những cơn mưa, nhưng không sinh sản cỏ để tạo điều kiện cho người khác.
“Tửu sắc tài khí”, không dám; “phong hoa tuyết nguyệt”, cũng chẳng dám lại gần.
Bất mong bất cầu thì sẽ chẳng có gì trói buộc hay vướng mắc, biết thỏa mãn, thuận theo tự nhiên, trăm năm yên ổn.
4. Mặc không quá ấm
Cổ nhân từng nói: đông không cầu quá ấm, hạ không cầu quá mát; đừng ngủ ngoài trời, lúc ngủ cũng đừng để lộ vai ra khỏi chăn.
Ăn mặc đừng cầu quá ấm áp, cũng không được quá mỏng, quá ấm dễ cảm cúm, quá lạnh dễ phong hàn.
5. Không ăn quá no
Không để quá đói rồi mới ăn, khi ăn cũng đừng ăn quá no; không để đến lúc quá khát mới uống nước, uống cũng đừng uống quá nhiều.
Ăn cơm chỉ ăn 7,8 phần no, khéo léo kết hợp, chay mặn đan xen, trước khi ăn cơm hãy uống canh, không hút thuốc, không uống nhiều rượu.
6. Ở không quá rộng
Ăn cư lạc nghiệp, nhà không cần quá xa hoa tráng lệ, chỉ cần sạch sẽ, thoải mái, đủ sống. nhà không quan trọng kích thước, quan trọng là tình người, là tiếng cười và sự ấm áp.
7. Đi không quá nhanh
vì sức khỏe, hãy cố gắng thay việc đi xe bằng việc đi bộ mỗi ngày. Nếu cứ hễ ra ngoài là vác xe theo, lâu dần chân sẽ mất đi sự linh hoạt.
8. Lao động không quá sức
Cường độ lao động phải có mức đô, cố quá sẽ thành quá cố.
Khi cơ thể kiệt sức vì mệt mỏi, thì não bộ cũng sẽ quá tải.
Hãy chú ý kết hợp nhuần nhuyễn giữa công việc và nghỉ ngơi, ngoài 8 giờ làm việc ra, hãy nghỉ ngơi thật hợp lý.
9. Nhàn nhã nhưng không quá rảnh rỗi
Ngày ngày ở nhà, khó tránh được nhàn rỗi sinh nông nổi, lâu dần sẽ mất đi hứng thú với cuộc sống, dần dần cũng trở nên “ì chệ”.
Dù không có việc gì ở nhà cũng phải thường xuyên đi ra ngoài, nói chuyện với mọi người.
Tham gia các hoạt động ngoại khóa, đi bộ tập thể dục, vẽ tranh đàn hát, đánh cờ, đọc sách xem báo, nấu ăn đi chợ, luôn cố gắng “động não”, duy trì một tâm hồn thoải mái và trẻ trung, có vậy tuổi thọ mới được kéo dài.
Trong cuộc sống hiện đại, dinh dưỡng của cơ thể nên vừa phải, thấp, con người sẽ bị suy dinh dưỡng, cao, ngược lai phản tác dụng; tập thể dục cũng nên vừa phải, ít, không có tác dụng, nhiều cũng sẽ khiến cơ thể suy nhược.
Dùng một tâm thái thích hợp xử lý hỉ nộ bi ai mới có thể khiến bạn vui vẻ, kéo dài tuổi thọ của bạn.
Dùng một phương pháp thích hợp luyện tập cơ năng của cơ thể mới khiến cơ thể thoải mái, tâm lý trẻ trung và nhẹ nhõm hơn.
Hãy nhớ “9 không quá”, đồng thời sống thật vui vẻ và lạc quan!