1. Vào giấc ngủ nhanh
Nghiên cứu phát hiện, rất nhiều người già khỏe mạnh sống lâu đều có một đặc điểm chung đó là có một giấc ngủ khỏe mạnh.
Người đi vào giấc ngủ nhanh cho thấy tim, gan và các cơ quan khác trong cơ thể đều hoạt động rất bình thường.
Đặc biệt là người già, đi vào giấc ngủ nhanh, chất lượng giấc ngủ tốt cho thấy cơ thể rất khỏe mạnh, có “tố chất” của một người trường sinh bất lão.
1. Vùng cổ nhỏ
Nghiên cứu cho thấy, vùng cổ càng phình và dày, khả năng mắc các bệnh liên quan tới tim mạch càng lớn.
Thông thường, nếu chu vi cổ của nữ lớn hơn 35cm và nam lớn hơn 38cm, nghĩa là cổ khác xù xì.
Nếu cổ phình ra, hãy cảnh giác với các bệnh như bướu cổ, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ…
2. Nhịp tim “nhỏ”
Nhịp tim nhanh chậm cũng là một tiêu chuẩn quan trọng quyết định khả năng sống lâu.
Người sống lâu thường sẽ có nhịp tim chậm hơn.
Phạm vi nhịp tim bình thường của một người trưởng thành rơi vào khoảng 60-100 nhịp, trung bình tim đập 75 lần mỗi phút.
Có nghiên cứu phát hiện, khi nhịp tim của bạn rơi vào khoảng 70 nhịp/phút, bạn có khả năng sống tới khoảng 80 tuổi, còn khi nhịp tim rơi vào khoảng 60 nhịp/phút, về mặt lý thuyết có thể sống thêm được 13 năm nữa, nghĩa là tới 93 tuổi.
1. Dung tích phổi lớn
Y học liệt dung tích phổi vào một trong những mục trắc nghiệm mức độ lão hóa.
Khoảng thời gian nín thở có thể phản ánh dung tích phổi của một người.
Thông thường, một người có thể nín thở được trên 30 giây sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn.
2. Độ khỏe của tay “lớn”
Độ khỏe của tay cũng là một biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh.
Nó phản ánh khả năng hoạt động của tim, thận hay chức năng phổi… của một người.
Nghiên cứu cho biết, một người có lực cánh tay càng khỏe thì càng sống lâu.
3. “Tâm” lớn
Hiếu thắng, hung hăng, hay tức giận sẽ gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe, những người quá hung hăng và hung dữ thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe do suy tim.
Một tâm thái tốt và tinh thần tích cực sẽ rất có lợi cho sức khỏe của một người.
Một tâm thái tích cực có thể tăng cường chức năng thể chất, tăng cường khả năng tự miễn dịch và ngăn ngừa ung thư ở một mức độ nhất định.
Sau 50 tuổi phải nhớ: “3 không” khi thức dậy vào sáng sớm và “3 không” trước khi đi ngủ
Sáng dậy “3 không”
1. Không nhịn ăn
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhưng rất nhiều người lai coi thường.
Không ăn sáng sẽ dẫn tới dinh dưỡng không tốt, làm chậm quá trình trao đổi chất và tăng tốc độ lão hóa, nó đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ mắc sỏi mật, bệnh dạ dày và gan.
Do đó, bữa sáng không chỉ phải ăn mà còn phải ăn thịnh soạn, dinh dưỡng toàn diện, nhưng đừng quá dầu hay quá mặn.
2. Không hút thuốc
Nhiều người cao tuổi có thói quen hút thuốc rất nhiều, trong khi hút thuốc rất gây tổn hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, tác động của nó lên phổi sẽ rất rõ ràng. Những người đã hút thuốc trong hơn 10 năm có thể tích lũy hắc ín trong phổi và bị đen bởi tác dụng của nicotine.
Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể dẫn đến sự gia tăng tốc độ lão hóa và sự phát triển của bệnh liên quan tới cơ.
3. Không bật dậy “quá nhanh quá nguy hiểm”
Người trung niên và người già thường mắc một số bệnh như huyết áp cao, mỡ máu cao hoặc các vấn đề về tim mạch.Vào buổi sáng, huyết áp thường tăng lên, tạo thành “đỉnh” đầu tiên trong ngày.
Nếu bạn thức dậy quá nhanh và mạnh, sự thay đổi vị trí bất ngờ và sự co thắt đột ngột của cơ bắp sẽ khiến huyết áp của bạn tăng đột ngột.
“3 không trước khi đi ngủ”
1. Không uống rượu
Nhiều người nói rằng uống rượu trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon, nhưng trên thực tế, uống trước khi đi ngủ có hại nhiều hơn.
Khi một người ngủ, quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại, điều này khiến rượu được lưu lại trong cơ thể quá lâu và gây hại cho gan hơn.
Đồng thời, độ nhớt của máu tăng lên trong khi ngủ, và dưới sự kích thích của rượu, nhồi máu cơ tim và nhồi máu não có nhiều khả năng xảy ra.
2. Không tập thể dục quá mạnh
Đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Tập thể dục quá mạnh trước khi đi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Sau bữa tối, bạn có thể chọn một số bài tập sức khỏe nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ nhẹ nhàng…
3. Không tức giận
Tức giận là một trong những nguyên nhân dẫn tới huyết áp cao.
Đặc biệt là khi ngủ, đừng tức giận, nó sẽ khiến huyết áp tăng vọt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và dễ gây ra các bất thường về thần kinh.
Đặc biệt, người trung niên và người cao tuổi mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não càng nên chú ý hơn.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Thông tin từ Tổng cục Thuế cho thấy tình trạng nhiều cá nhân kinh doanh,…
Kết quả 16,15 tỷ USD đạt được trong nửa đầu tháng 10 đã đưa tổng…
hị trường AI của Việt Nam năm 2023 có giá trị là 547,1 triệu USD…
Đến nay, vùng Đông Nam Bộ mới chỉ giải ngân hơn 45.594 tỷ đồng vốn…
Ngày 15/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo số 84/TB-BKHĐT kết luận…
Từ ngày 1/7/2025, sau khi đóng bảo hiểm xã hội đủ số năm để nhận…