Chuyện đời

2 chữ rất ĐÁNG GIÁ này là chìa khóa “bất bại”, người sa cơ lỡ vận cũng có thể làm lại thành công

Từ tay trắng làm nên thành công không khó, nhưng từ thất bại vực dậy tất cả thì phải nhờ vào 2 chữ: Giá Trị.

Có câu chuyện kể rằng: Tại một ngôi chùa nọ, có lão hòa thượng sống cùng tiểu hòa thượng. Quanh năm tu thân dưỡng tính trên núi cao hẻo lánh nên tiểu hòa thượng rất ngây thơ đơn thuần. Một ngày, lão hòa thượng bảo tiểu hòa thượng rằng: “Con hãy ra sau hoa viên, dọn sạch một tảng đá, sau đó đem ra chợ bán. Nếu có người hỏi giá, con không cần phải nói gì, chỉ cần chìa hai ngón tay ra. Nghe người ta trả giá xong thì cũng không cần bán, cứ ôm đá về.”

Không hiểu gì nhưng tiểu hòa thượng vẫn vâng lời sư phụ. Trong chợ, có một bà chủ đi tới hỏi: “Tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.

Bà chủ nói: “2 đồng hả?”

Thấy tiểu hòa thượng lắc đầu, bà lại hỏi tiếp: “Là 20 đồng? Được rồi, được rồi! Ta sẽ mua về để nén dưa muối”.

Tiểu hòa thượng không bán và ôm đá về, vừa đi vừa nghĩ: “Ôi, tảng đá không đáng một đồng này lại có người bỏ ra 20 đồng để mua! Trên núi còn có rất nhiều!”.

Ngày hôm sau, lão hòa thượng lại bảo cậu ôm tảng đá đó đến nhà bảo tàng, nếu có người hỏi giá, cậu cứ làm như cũ là được. Mọi người xung quanh xì xào bàn tán, không biết tảng đá có giá trị thế nào mà lại được đưa tới viện bảo tàng. Một người tò mò hỏi: “Tiểu hòa thượng, tảng đá này giá bao nhiêu tiền vậy?”.

Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.

Người kia nói: “200 đồng?”. Tiểu hòa thượng lắc đầu, người kia lại nói: “Vậy thì 2.000 đồng đi. Tôi muốn mua nó để điêu khắc một pho tượng Phật”.

Đánh đổi cả trăm triệu chỉ để lấy 2 chữ rất ĐÁNG, đó chính là chìa khóa bất bại, người sa cơ lỡ vận cũng có thể làm lại thành công - Ảnh 1.

Tiểu hòa thượng kinh ngạc vô cùng, nhanh chóng từ chối rồi ôm đá về với sư phụ.

Hôm sau nữa, lão hòa thượng lại bảo cậu đem tảng đá kia đến tiệm đồ cổ, hành xử y như cũ. Thế là, tiểu hòa thượng lại bị một đám người vây lại xem, rồi bàn tán: “Đây là đá gì? Khai quật ở đâu vậy? Có từ triều đại nào? Là dùng để làm gì đây?”.

Cuối cùng có một người tới hỏi giá: “Tiểu hòa thượng, tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”.

Tiểu hòa thượng giơ hai ngón tay lên.

“2.000 đồng?”. Tiểu hòa thượng nghe vậy thì trố mắt, há hốc mồm, kinh ngạc thốt lên: “Hả?”.

Vị khách kia nghĩ là mình trả giá quá thấp, đã chọc tức tiểu hòa thượng, lập tức chữa lời: “À không! Không! Tôi nói nhầm, tôi sẽ trả cho cậu 20 vạn tiền”.

Tiểu hòa thượng hốt hoảng chạy về núi: “Sư phụ, chúng ta phát tài rồi. Hôm nay có thí chủ trả giá 20 vạn tiền để mua tảng đá này đó! Tại sao cùng nó lại có giá trị khác nhau đến vậy ạ?”

Lão hòa thượng xoa đầu tiểu hòa thượng và nói: “Chúng ta cũng giống như tảng đá vậy. Nếu đem mình không có giá trị gì ngoài chợ, chúng ta chỉ đáng giá 20 đồng thôi. Nhưng nếu đặt mình ở một nền tảng khác nhau, sẽ đặt định vị trí khác nhau, giá trị nhân sinh cũng sẽ vì đó mà hoàn toàn khác biệt gấp cả vạn lần!”

Thông qua câu chuyện này, có thể thấy rằng, người ta sẵn sàng đánh đổi cả gia tài bạc vàng để lấy được hai chữ “Giá trị”. Người giàu chưa chắc đã có giá trị, nhưng người có giá trị thì sớm muộn cũng có thể thành công.

Kiếm tiền là một hành vi ngắn hạn bên ngoài, còn giá trị là kết quả lâu dài bên trong. Chẳng hạn một người thường xuyên mua xổ số, khi may mắn trúng giải, anh ta đã kiếm ra tiền, đã trở nên giàu có. Nhưng số tiền đó sẽ không thể lâu dài, một khi mất đi, anh ta không có cách nào để tìm lại thành công ngày trước.

Còn với người có năng lực kinh doanh, anh ta tập trung mọi nguồn lực và tài nguyên vào việc đầu tư, từng chút tích lũy nên gia tài và bản lĩnh của chính mình. Cho dù một ngày nào đó, gia tài mất đi, anh ta vẫn còn bản lĩnh để một lần nữa làm lại từ đầu. Quá trình làm lại thậm chí còn nhanh và thuận lợi hơn do những kinh nghiệm lâu dài từ trước đến nay.

Một người không biết bơi, cho dù có thay đổi bể bơi cũng không giải quyết được vấn đề. Còn một người có bản lĩnh thực sự, cho dù có thay đổi hàng ngàn môi trường thì họ vẫn có thể làm tốt. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa những thứ sở hữu bên ngoài và giá trị thực tại bên trong.

Nếu chỉ giữ tiền tài trong tay, có ngày đồng tiền mất giá, rồi những con số đó sẽ chẳng đáng giá một đồng. Ngược lại, khi đã sở hữu giá trị con người thì cho dù chúng ta ở đâu, gặp phải chuyện gì, thì vẫn sẽ có ngày đạt được vị thế của chính mình. Chỉ cần có giá trị trong tay và biết cách tận dụng nó, chúng ta mới có thể tìm được thành công. 

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Bài viết nổi bật

To Top