Sống trong xã hội hiện đại và bận rộn hiện nay, có lẽ, đại đa số mọi người đều đã quen với nhịp sống đều đặn như cơm bữa từ nhà đến công ty, rồi lại từ công ty về nhà. Chúng ta càng muốn đi xem nhiều phong cảnh, theo đuổi những bầu trời càng rộng lớn hơn, thì lại càng có nhiều lý tưởng bởi vì thực tiễn khó khăn mà buộc phải từ bỏ.
Có người nói rằng: Điều đáng sợ nhất đối với những người đang nỗ lực phấn đấu chính là việc có những người sống tốt hơn chúng ta gấp 100 lần nhưng vẫn không thực sự hài lòng với hiện trạng của bản thân, họ tiếp tục không ngừng nỗ lực tiến tới như cũ. Chính vì họ không hề dừng lại bước chân, cho nên khoảng cách giữa người với người khó có ngày thu hẹp lại. Có lẽ, tài năng không phải vô duyên vô cớ mà thành, giàu có cũng không tự dưng từ trên trời rơi xuống.
Tuy nhiên, với những người cần biết kiếm tiền, họ lại càng biết tiêu tiền, đặc biệt là trong khía cạnh đầu tư. Đầu đức tốt về tài chính, số tiền họ bỏ ra có thể thu lại gấp chục lần. Nhưng còn đầu tư về giá trị, nếu làm tốt, lợi ích thu về có thể gia tăng gấp cả ngàn lần trước kia.
Giống như vị tỷ phú giàu có nhất nhì Hồng Kông là Lý Gia Thành, cho dù ở vị thế nào, ông vẫn luôn duy trì cho mình ba thói quen cố hữu:
Một là, mỗi ngày sau giờ tan làm, nhất định phải dành ra 20 phút để xem truyền hình bằng tiếng Anh để hiểu được thế hệ tuổi trẻ ngày nay đang làm gì.
Hai là, mỗi đêm trước khi đi ngủ nhất định phải đọc sách, nhất là những quyển sách chuyên môn, càng khó hiểu lại càng phải nghiền ngẫm cẩn thận.
Ba là, cho dù đi ngủ muộn đến mấy, sáng hôm sau nhất định phải rời giường vào đúng 6 giờ.
Đây là 3 thói quen đem tới những giá trị lớn, giúp chúng ta phát triển không ngừng. Chẳng thế mà trong một đoạn video ngắn tự giới thiệu về mình, ông đã miêu tả bản thân như sau:
“Tôi là Lý Gia Thành, từ năm 12 tuổi đã bắt đầu học việc. Cho tới 15 tuổi, tôi đã phải chịu trách nhiệm toàn bộ sinh hoạt của cả nhà. Tuy không được học hành đầy đủ theo giáo dục chính quy, nhưng tôi vẫn luôn hiểu rằng, chỉ có con đường không ngừng nỗ lực làm việc và tìm kiếm tri thức mới có thể dẫn lối tới thành công.
Chính vì lẽ đó, chỉ cần có tiền, tôi sẽ đi mượn sách và cố gắng ghi tạc toàn bộ những điều cần thiết vào trong đầu rồi mới đổi lại một quyển khác. Cho đến tận hôm nay, tôi vẫn duy trì thói quen mỗi tối, trước khi đi ngủ nhất định phải đọc sách. Trí thức có thể không quyết định được cả đời này của chúng ta có thể giàu có hay không, nhưng sẽ quyết định được cả đời này chúng ta phát hiện được bao nhiêu cơ hội.”
Một tạp chí của Nhật Bản đã đưa ra kết quả của 1 cuộc khảo sát ngắn rằng: Người nào có thu nhập càng cao thì có thời gian đọc sách càng dài. Ví dụ, những người có thu nhập từ 5-9 triệu Yên Nhật một năm thường chỉ đọc sách từ 5 đến 30 phút mỗi ngày. Trong khi đó, những người kiếm được 15 triệu Yên mỗi năm thường đọc trung bình 30-50 phút/ngày. Từ đó có thể thấy rằng, những người càng giỏi giang và bản lĩnh thì càng thích đầu tư vào học tập và nghiên cứu.
Do đó, muốn thành công trong một lĩnh vực nhất định, chúng ta phải học hỏi sự khôn ngoan, phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của những người đã từng thành công trong lĩnh vực đó. Cách một người nhìn nhận vấn đề sẽ thể hiện khả năng mà anh ta giải quyết vấn đề đó. Mà muốn cái nhìn của bản thân càng rộng lớn, càng sâu xa và thấu đáo nhiều khía cạnh thì bộ não của chúng ta yêu cầu càng nhiều trí thức. Chúng ta càng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, thì lại càng đẩy mạnh giá trị và địa vị của bản thân.
Trong khi người vô kỷ luật vui vẻ với những thú vui hời hợt tầm thường, người tự kỷ luật hiểu rõ bản thân thực sự muốn gì. Do đó, những người muốn ôm chí lớn thì càng phải giữ được khuôn thước, duy trì cho mình thói quen đầu tư vào những giá trị lớn.
Nguồn:Tri Thức Trẻ