Trong mối quan hệ của cả hai mà bạn chỉ cảm nhận được tình yêu một chiều từ phía mình, hãy suy nghĩ lại về lựa chọn bạn đời của mình để tránh bị tổn thương sâu sắc.
Dù bạn có đang ở trong một mối quan hệ hay không, nó sẽ đưa cả hai cùng vào điệu nhảy tango. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu đối phương không thể bước cùng nhịp với bạn? Khi bài nhạc dừng lại thì tình yêu… cũng sẽ kết thúc. “Mọi chuyện không phải lúc nào cũng vậy đâu”, bạn tự nhủ nhưng làm sao bạn biết liệu những cảm xúc ấy là tạm thời hoặc người ấy đang ngừng cố gắng cho mối quan hệ? Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy tình yêu của bạn là từ một phía.
1. Đã quá lâu kể từ lần cuối cùng bạn hạnh phúc
Một mối quan hệ không phải là truyện cổ tích và chúng ta đã nghe nhiều người nói rằng: Mọi mối quan hệ đều cần sự cố gắng nhưng khi bạn ở trong mối quan hệ một chiều, bạn lại nỗ lực vô ích nhiều hơn những gì bạn xứng đáng được nhận. Nghiên cứu chỉ ra rằng: Bạn càng cười nhiều, sự căng thẳng giữa hai bên sẽ càng giảm.
Các nhà tâm lí cho rằng việc đạt được sự điều tiết cảm xúc rất quan trọng để cả hai người cảm thấy hài lòng. Điều tiết cảm xúc là khả năng ứng phó với một tình huống bằng một cảm xúc phù hợp và tốt với bạn. Nếu tình yêu tập trung nhiều vào những thứ tiêu cực thay vì những điều tốt đẹp đáng có, mối quan hệ của bạn chắc chắn sẽ đi xuống.
2. Người ấy khiến bạn bế tắc
Bạn có từng cảm thấy vô cùng tức giận nhưng người ấy lại bỏ đi trước khi cuộc tranh luận bắt đầu? Đó là “tạo cho người khác cảm giác bế tắc”. Nhà trị liệu John Gottman cho rằng việc ngăn chặn cuộc nói chuyện có thể là tác nhân độc hại ảnh hưởng đến mối quan hệ cũng như sự khinh thường vậy. Bởi việc này sẽ ngăn cản hai bên nhận ra những vấn đề tiềm ẩn. Khi một ai đó từ chối chia sẻ và nói chuyện, họ cũng đã làm giảm cơ hội hai người có thể giải quyết vấn đề cùng nhau.
3. Người ấy thường đóng vai nạn nhân và bạn mệt mỏi vì điều đó
Bạn có phải đối mặt và tự giải quyết vấn đề với một người luôn phòng thủ? Gottman nói rằng thật nguy hiểm khi một người đóng vai nạn nhân trong mọi thời điểm. Điều đó có nghĩa là: Họ luôn tránh nhận trách nhiệm cho những hành động của mình. Vì vậy, nếu bạn là người luôn xin lỗi, họ sẽ có cái cớ để thoát khỏi lỗi lầm mình gây ra.
4. Người ấy không bao giờ biết nhượng bộ và hi sinh
Các nhà khoa học nhận thấy rằng nhượng bộ là một trong nhiều chiến lược mọi người sử dụng để tránh xung đột nhưng điều đó phải đạt được sự cân bằng. Nếu bạn luôn phải cong lưng và thỏa hiệp, nó sẽ để lại rất ít khoảng trống cho bạn để nhận được những giá trị tương tự từ đối phương.
5. Người ấy không tôn trọng ranh giới của bạn
Mặc dù đánh giá cao việc học cách phát triển lối sử dụng những câu nói xưng “tôi” và “bạn” sang chúng ta” nhưng sẽ không bao giờ là tốt khi thừa nhận điều người khác muốn. Nếu đối phương của bạn đưa ra quyết định cho bạn mà không có sự đồng ý, họ đang vợt qua ranh giới của bạn. Bác sĩ Lisa Firestone nhận định rằng: “Chuyện đó không chỉ khiến bạn tổn thương mà còn làm suy giảm sức khỏe và cảm xúc của bạn dành cho người ấy”.
6. Bạn liên tục biện minh cho hành động của họ với bạn bè và gia đình
Gần đây, bạn có đưa ra lí do khập khiễng với người khác chỉ để bao che cho họ không? Tuy nhiên, bạn bè và người thân của bạn không dễ bị lừa đến vậy đâu, chỉ những người ngoài cuộc mới “thấu tình đạt lý”. Người ngoài cuộc có thể nhìn thấy mọi thứ bạn và người ấy bỏ qua.
Bạn có thể quen với việc người ấy hủy bỏ kế hoạch vào phút cuối nhưng bạn bè của bạn lại thấy kì lạ là người đó hiếm khi có mặt. Mặc dù thờ ơ với bạn bè là chuyện thường khi bạn dành nhiều thời gian cho nửa kia khi bước vào một mối quan hệ. Những người bạn có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề bằng một góc nhìn mới.
7. Họ hiếm khi đáp trả thành ý hoặc chia sẻ những bí mật của họ với bạn
Nếu họ dừng việc tử tế với bạn, đó là một lời cảnh báo mạnh mẽ: Mối quan hệ này đang đi xuống vực thẳm. Một yếu tố quan trọng nữa trong mọi mối quan hệ là sự tổn thương. Nghiên cứu chỉ ra rằng các mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự cân bằng giữa niềm tin và sự an toàn từ cả hai bên. Dù bạn có cởi mở chia sẻ về cuộc sống của mình như thế nào, nếu người ấy do dự nói với bạn về cuộc sống cá nhân thì bạn chỉ là người chịu thiệt thòi mà thôi.
8. Họ không trả lời những lời mời và gợi ý của bạn nữa
Khi bạn cố liên hệ với người ấy để tạo sự kết nối, nhà trị liệu Gottman gọi điều này là “sự mời gọi”. Ví dụ, bạn có từng chú ý thứ gì đó bắt mắt như một cuốn sách hoặc một món đồ trang trí đáng yêu, bạn muốn chia sẻ niềm vui với người thân yêu phải không? Nhưng nếu người ấy lờ đi hay nói rằng họ quá bận để nhìn thấy món đồ ấy, họ chỉ đang thờ ơ với những gợi ý của bạn.
Điều này cũng có nghĩa là: Họ không chấp nhận lời mời để hai bạn hiểu nhau hơn. Bạn có nghĩ rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ đơn phương không?
Theo SUB Factory
Nguồn:Tri Thức Trẻ