Chuyện đời

Cha mẹ “nằm lòng” 8 câu nói này sẽ giúp con lớn lên trở thành người biết tiến biết lùi, “gặp nguy không biến”

Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ hãy sử dụng những cách nói đặc biệt này để điều chỉnh các nhu cầu của con và dạy chúng đi qua cuộc sống với tâm thế thoải mái nhất.

Một số cha mẹ chỉ quan tâm đến việc làm cho con mình hạnh phúc và làm bất cứ điều gì trong khả năng để điều đó được xảy ra. Nhưng đôi khi, họ lại bất giác sử dụng cách làm độc đoán, xâm phạm và hy sinh hạnh phúc của người khác để làm con vui.  

Thật không may, đây không phải là cách nuôi dạy con đúng đắn, bởi vì con sẽ chỉ luôn trông đợi người khác thay mình xử lý mọi việc, và không bao giờ được trang bị đầy đủ để tự mình giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Trong những gia đình hạnh phúc, bố mẹ thường làm điều ngược lại. Họ giúp con giải quyết các vấn đề trong tầm tay một cách bình tĩnh và tự chủ. Sau đó, họ lại dùng các phản ứng như đồng cảm, trấn an khủng hoảng, sự chấp nhận hoặc thậm chí dùng sự hài hước để giúp con xử lý vấn đề của mình.

Khi được nuôi dạy theo cách này, con lớn lên sẽ trở thành một người lớn gan góc, không dễ dàng đổ gục trước khó khăn. Dưới đây là 9 cụm từ cha mẹ có thể bắt đầu sử dụng ngay hôm nay để thấm nhuần kỹ năng rất có giá trị này ở trẻ.

1. “Bố/mẹ rất tiếc vì điều này, nhưng con đã học được điều gì để nó không xảy ra lần nữa?

Chiến lược: Suy nghĩ tích cực.

Phù hợp khi con có suy nghĩ “sai lầm là đánh mất tất cả”.

Cách nói này giúp con hiểu rằng cuộc sống vẫn tiếp diễn sau khi chúng ta phạm sai lầm. Quan trọng hơn, việc phạm sai lầm là một phần của cuộc sống và nó đôi khi cũng không phải là một điều quá tồi tệ, vì nhờ đó có thể khiến con trở thành một người tốt hơn, chỉ khi con học được bài học từ sai lầm của chính mình, con sẽ không mắc phải những điều tương tự.

Cha mẹ “thuộc nằm lòng” 9 mẫu câu này sẽ giúp con lớn lên trở thành người biết tiến lùi, “gặp nguy không biến” - Ảnh 1.

2. “Có thể con đã đúng, nhưng con đã từng nghĩ rằng… ?”

Chiến lược: Tư duy linh hoạt.

Phù hợp khi con bị cảm xúc chi phối.

Trẻ con rất dễ xúc động vì chúng chưa đủ chín chắn để điều chỉnh cảm xúc. Khi con bị kích động, chúng sẽ sử dụng những từ ngữ cực đoan để mô tả những gì đang trải qua, chẳng hạn như: “con rất bực bội”, “con ghét bố/mẹ”, hay “con thật bất hạnh”. Ngôn ngữ quá khích dẫn đến những hành động quá khích, vì vậy hãy để con bình tĩnh và nhìn nhận mọi chuyện từ một góc nhìn khác. Một khi chúng nhìn thấy mọi thứ thực tế hơn, chúng sẽ không hành động theo chiều hướng tiêu cực.

3. “Nghe có vẻ tồi tệ và bố/mẹ rất tiếc về điều này, nhưng đó đâu phải là tận thế.”

Chiếc lược: Duy trì quan điểm đúng đắn.

Áp dụng khi con phóng đại sự việc.

Phóng đại sự việc sẽ chỉ làm tăng cảm giác lo lắng của một người. Khi bạn làm điều đó nhiều lần thì nó sẽ trở thành thói quen. Hãy thay đổi quan điểm của con bằng cách nói rằng đó không phải là điều tồi tệ nhất, có lẽ con sẽ thấy điều đó là đúng và tìm được tia an ủi trong vấn đề của mình.

4. “Thôi nào, chỉ là vui thôi mà, cười lên đi.”

Chiếc lược: Sự hài hước

Áp dụng trong trường hợp con tỏ ra quá nghiêm trọng với vấn đề.

Mặc dù không phải tất cả mọi thứ đều có thể biến thành trò đùa, nhưng tùy thuộc vào tình huống, bố/mẹ vẫn có thể pha một chút tiếng cười để lấy lại tinh thần cho con và làm giảm căng thẳng nhất thời. Một khi con đã bình tĩnh lại hoặc cảm thấy tốt hơn sau trận cười thoải mái, chúng có thể nhìn nhận tình huống một cách tỉnh táo hơn.  

5. “Chuyện gì rồi cũng sẽ qua thôi.”

Chiến lược: Tiến về phía trước.

Áp dụng khi con cảm thấy bế tắc.

Cuộc sống như một chuyến tàu siêu tốc với những gập ghềnh lên xuống. Con phải học được rằng, không thể chìm đắm quá lâu trong cảm giác tồi tệ về một điều đã xảy ra, bởi vì con phải luôn sẵn sàng để đối mặt với những vấn đề tiếp tục phát sinh. Con phải học được cách vượt qua cảm xúc của chính mình (mà không phải lờ đi hay chôn vùi chúng), tìm kiếm một nơi có thể thư giãn và lên sẵn tinh thần để đối mặt với những trở ngại tiếp theo.

Cha mẹ “thuộc nằm lòng” 9 mẫu câu này sẽ giúp con lớn lên trở thành người biết tiến lùi, “gặp nguy không biến” - Ảnh 2.

6. “Đừng lo lắng, tại sao con không thư giãn một chút và xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”

Chiến lược: Dời sự chú ý của con sang hướng khác.

Áp dụng khi con nghĩ quá nhiều.

Thay vì để con nghiền ngẫm về những rắc rối của mình, hãy để chúng xem một số chương trình giải trí, đi dạo hoặc dành thời gian cùng nhau làm những việc chúng yêu thích Thoát ra khỏi vòng suy nghĩ luẩn quẩn về những sự việc tồi tệ sẽ giúp con nhìn mọi thứ từ một viễn cảnh tốt đẹp hơn.

7. “Con muốn nói điều này với ai?”

Chiến lược: Tìm kiếm sự an ủi

Áp dụng khi con thu mình một góc với nỗi buồn của mình.

Tìm kiếm sự an ủi từ một người đáng tin cậy không có nghĩa là yếu đuối. Ngược lại, đó là một cách giải quyết thực sự tốt, bởi vì con sẽ được trấn an rằng mọi thứ sẽ ổn hoặc chúng được lắng nghe. Chia sẻ gánh nặng của con để ngăn chúng rơi vào trầm cảm hoặc gặp phải một vài vấn đề tâm lý khác.

8. “Cùng ngồi xuống và nghĩ xem nên giải quyết vấn đề này thế nào.”

Chiến lược: Bắt tay vào làm.

Áp dụng khi con chỉ biết phàn nàn mà không làm gì.

Cảm giác choáng ngợp trước một vấn đề có thể cướp đi sự vui vẻ của con và thay vào đó sự bất lực và buồn bã. Con càng nghiền ngẫm và phàn nàn về điều đó thì sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy dạy chúng rằng nếu có điều gì đó khiến con không vui, hãy thay đổi tình huống trước khi tình huống thay đổi. Chỉ có bản thân con mới có thể cải thiện cuộc sống của chính mình, và bước đầu tiên để làm điều đó là tìm ra một kế hoạch với sự giúp đỡ từ bố mẹ. 

Theo Smartparents

Nguồn:Tri Thức Trẻ

Bài viết nổi bật

To Top