Có một câu chuyện đùa về việc một người đàn ông bước đến cổng địa ngục, quỷ Satan cho người đó tự lựa chọn về hai môi trường làm việc khác nhau. Môi trường đầu tiên là những công nhân gầy gò đổ những đống than khổng lồ vào một lò lửa. Còn ở cánh cổng thứ hai, những công nhân đứng trong nước thải cao đến thắt lưng và nhấm nháp tách trà. Sau khi cân nhắc kĩ, người đàn ông đã chọn phòng thứ hai. Ngay khi cánh cửa đóng lại, người quản đốc hét lên: “những chiếc thang bên phải, thời gian dùng trà đã hết. Đã đến lúc tự đứng dậy và làm tiếp công việc của mình”.
Câu chuyện đó bắt nguồn từ điều kiện làm việc khủng khiếp thời kì đầu ngành công nghiệp. Ban đầu, công nghiệp được biết đến là các nhà máy bẩn thỉu và nguy hiểm. Đầu thế kỷ 20, công nhân bị buộc phải làm những công việc buồn tẻ, lặp đi lặp lại bởi những nhu cầu của dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, trong nền kinh tế dựa trên dịch vụ, tập trung vào việc thúc đẩy tinh thần người lao động có thể là một cách tiếp cận hiệu quả hơn nhiều.
Để chứng minh cho luận điểm trên, nghiên cứu mới đã được tiến hành để xem xét mối quan hệ giữa hạnh phúc và năng suất của người lao động tại British Telecom. Ba học giả là Clement Bellet của Đại học Erasmus, Rotterdam, Jan-Emmanuel de Neve của Trường Kinh doanh Saïd, Oxford và George Ward của Học viện Công nghệ Massachusetts đã khảo sát 1.800 nhân viên bán hàng ở trung tâm cuộc gọi tại Anh. Tất cả nhân viên phải nhấp vào biểu tượng cảm xúc mỗi tuần để cho biết mức độ hạnh phúc của họ. Những công nhân được giao nhiệm vụ bán cho khách hàng những băng thông rộng, điện thoại và tivi. Các học giả đã thu thập phản hồi đầy đủ từ 1.161 người trong khoảng thời gian sáu tháng.
Kết quả thật ấn tượng. Các công nhân đã bán được nhiều hơn 13% trong vài tuần khi họ hạnh phúc hơn là khi họ không. Nó không phải là vì họ làm việc nhiều giờ hơn trong những tuần vui vẻ, họ đã thực hiện nhiều cuộc gọi hơn mỗi giờ và hiệu quả hơn trong việc chuyển đổi những cuộc gọi đó thành doanh số bán hàng cho công ty. Tuy nhiên, phần khó khăn nhất là việc xác định nguyên nhân và kết quả. Công nhân có thể hạnh phúc hơn khi họ bán được nhiều bởi họ dự đoán một khoản tiền thưởng lớn hơn, hoặc vì mức đồ bán hàng thành công ít gây căng thẳng hơn so với khi không thành công.
Các học giả đã cố gắng một cách khéo léo để xem xét quan hệ nhân quả bằng cách kiểm tra một vấn đề rất hay gặp phải – đó là thời tiết. Họ nhận thấy rằng công nhân ít hạnh phúc hơn vào những ngày mà thời tiết ở khu vực địa phương của họ tệ và sự bất hạnh này khiến cho doanh số bán hàng trở nên thấp hơn. Và cũng bởi họ đã thực hiện các cuộc gọi quốc tế chứ không phải các cuộc gọi địa phương, nên không có khả năng là do sự không hài lòng của khách hàng với thời tiết làm ảnh hưởng tới doanh số bán hàng. Vì vậy, đó là do tâm trạng của công nhân chứ không phải ai khác.
Ngay cả khi lý do này được chứng minh là đúng, các doanh nghiệp cũng chưa thể giải quyết một cách thỏa đáng. Các công ty không thể kiểm soát điều kiện thời tiết mà công nhân của họ phải đối mặt.
Các học giả chỉ ra rằng “với những gì chúng ta không thể làm được thì sẽ được xem xét liệu có nên đầu tư vào các kế hoạch để nâng cao sự hạnh phúc của nhân viên. Và chi phí của các kế hoạch này có thể rất lớn”.
Nhưng rõ ràng, những người lao động hạnh phúc sẽ làm việc năng suất và tạo ra doanh số tốt hơn cho doanh nghiệp cũng như các cổ đông. Các nhà phân tích tại BOA Merrill Lynch Global Research đã nghiên cứu cổ phiếu của các công ty được đánh giá trên Glassdoor, một trang web cho phép nhân viên đánh giá các công ty mà họ làm việc. Các nhà phân tích cũng sử dụng phần mềm với văn bản đánh giá của nhân viên và thấy rằng việc kết hợp các phương pháp này đã cải thiện rất nhiều mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp của mình.
Các nhà phân tích hiện đã áp dụng cách tiếp cận tương tự để chọn cổ phiếu dựa trên các ngành cụ thể. Các doanh nghiệp mà công nhân đã đưa ra những đánh giá tốt nhất trong khoảng thời gian 2013-2019 sẽ vượt trội hơn về cổ phiểu.
Sau tất cả, chúng ta cũng không thể khẳng định 100% về sự đúng sai, rõ ràng của những bằng chứng. Nhưng ít nhất, nó gợi ý rằng các công ty nên xem xét về giá trị của lực lượng lao động. Hãy cho họ một môi trường làm việc tốt và phù hợp để phát huy chứ đừng bắt họ phải làm trong địa ngục đọa đày.
Nguồn:Tri Thức Trẻ