Liên quan tới “giấc ngủ”, vấn đề cốt lõi nằm ở “quy luật” và “chất lượng”:
Giấc ngủ, theo quan điểm của y học hiện đại, là một “quá trình sinh lý tích cực và phức tạp”. Thời gian ngủ vào ban đêm và thời gian thức dậy vào buổi sáng chủ yếu là do “đồng hồ sinh học” quản lý, mà đồng hồ sinh học của con người lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với “sự tự điều chỉnh của cơ thể con người khi phản ứng với môi trường bên ngoài”.
Khi trời sáng, ánh sáng sẽ chiếu vào mắt người, từ đó kích thích các tế bào thần kinh trong giao thoa thị giác hay mép thị giác, sau đó bắt đầu điều hòa và đồng bộ hóa một loạt các hoạt động sinh học trong cơ thể, như giảm lượng melatonin tiết ra, tăng sự tiết Cortisol, từ đó giúp mọi người tỉnh táo. Sau khi thời gian trôi đi vào ban đêm, mép thị giác sẽ gửi thông điệp “đêm sắp đến” tới cơ thể, tiếp theo đó, melatonin sẽ tăng tốc bài tiết, và cortisol sẽ bắt đầu giảm, và sau đó cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “buồn ngủ”. Cùng với sự thay đổi của ngày và đêm, thời kỳ cao điểm của bài tiết melatonin và cortisol cũng hoàn toàn tương phản, do đó nó có thể điều chỉnh hiệu quả trạng thái ngủ và thức mỗi ngày, tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm.
Liên quan tới “giấc ngủ lành mạnh”, không hề có quy định “thời gian đi ngủ” và “thời gian thức dậy” nghiêm ngặt, miễn là bạn có thể đáp ứng “thời gian ngủ đủ” và “giấc ngủ ngon” là được.
Một giấc ngủ lành mạnh là bao nhiêu tiếng?
Đối với người trưởng thành, “Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ” khuyên bạn nên ngủ 7-9 giờ mỗi ngày, còn đối với những người trên 65 tuổi nên ngủ 7-8 giờ mỗi ngày.
Điều đó có nghĩa là, chỉ cần bạn ngủ đủ lượng thời gian này, bạn có thể thức dậy vào buổi sáng theo điều kiện cá nhân của mình. Chẳng hạn, nếu bạn đi ngủ lúc 3 giờ sáng, thì bạn phải ngủ ít nhất đến 10 giờ sáng, hay nếu bạn ngủ vào lúc 10 giờ tối, sáng hôm sau hãy thức dậy lúc 5h-7h.
Tuy nhiên, hiện tại hầu hết “người đi làm” đều cần phải thức dậy vào khoảng 7h hoặc 8h ngày hôm sau để có thể bắt đầu công việc của mình, vì vậy tốt nhất mọi người nên ngủ trước 11 giờ tối và thức dậy lúc 7 giờ sáng hôm sau.
Làm thế nào để có được giấc ngủ sâu?
Đây cũng là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn muốn có một giấc ngủ sâu, hãy bắt đầu từ ba khía cạnh:
Tập thể dục đúng cách trong ngày, quá trình chuyển hóa năng lượng do tập thể dục có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Đừng khiến mình quá béo, duy trì vóc dáng cân đối sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm nguy cơ ngủ ngáy.
Không tùy tiện dùng thuốc ngủ, nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
Nguồn:Tri Thức Trẻ
Link:http://ttvn.toquoc.vn/kinh-doanh/may-gio-di-ngu-se-tot-nhat-cho-song-lau-may-gio-ngu-day-moi-tot-nhat-cho-suc-khoe-5202083228198.htm