Chuyện đời

Người thành công luôn có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao tại chốn công sở: Đây là 5 lối suy nghĩ khác biệt của họ

Những ai có trí thông minh cảm xúc cao sẽ tự ý thức được rằng mình quan trọng thế nào và chỉ như vậy là đủ. Họ không cần phải chứng tỏ điều đó.

Đối với nhiều người, công việc hầu như là… tất cả. Họ xem công việc như là thước đo đánh giá chính bản thân mình. Và đó cũng là lý do do để  sự sợ hãi, hoài nghi và phòng vệ không đáng có cứ tiếp tục diễn ra ngày qua ngày trong cuộc sống của họ.

Đối với nhiều người, công việc như là… một dấu chấm hết. Nhiều người tìm kiếm cảm giác an toàn, tìm kiếm những từ ngữ để “định nghĩa” bản than mình và đôi khi là… tìm kiếm mục đích sống qua công việc mà họ đang làm. Điều đó không sai, nhưng không hoàn toàn đúng.

Chúng ta có đang quá cực đoan trong quá trình nhìn nhận các vấn đề xoay quanh công việc và sự nghiệp? Nhường lại câu trả lời đó cho bạn. Thế nhưng, hãy thử nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau xem. Biết đâu bạn sẽ khám phá ra những bài học hay ho.

Dưới đây là 5 lối suy nghĩ mà những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường nghĩ khác đi so với nhóm người còn lại mà bạn có thể tham khảo:

1 – Không cố gắng chứng tỏ mình quan trọng

Những ai làm mọi cách để bạn thấy rằng họ đang bận bịu và căng thẳng (nhưng lại không thể gửi được cho bạn một tin nhắn về lịch trình bận bịu đó), thực chất là họ chỉ đang cố gắng chứng tỏ tầm quan trọng của mình thôi.

Những ai có trí thông minh cảm xúc cao sẽ tự ý thức được rằng mình quan trọng thế nào và chỉ như vậy là đủ. Họ không cần phải chứng tỏ điều đó.

Bởi họ hiểu rằng, nếu muốn chứng tỏ bản thân mình, thay vì “la lên” cho mọi người thấy được mình đang làm việc chăm chỉ như thế nào thì nên suy nghĩ tích cực hơn, sẵn sàng giúp đỡ người khác hơn và học cách đối phó với stress tốt hơn.

2 – Không xem công việc là tất cả những gì có thể đánh giá về mình

Thời còn cắp sách đến trường, nếu có ai đó hỏi bạn rằng: “Bạn là ai?”, bạn sẽ trả lời như thế nào? Có phải bạn sẽ trả lời đại loại như: “Mình tên là Nguyễn Văn A, học lớp chuyên Toán, trường B” hay không?

Nhưng còn bây giờ, nếu nhận được câu hỏi tương tự thì bạn sẽ trả lời ra sao? Có phải điều duy nhất bạn nghĩ trong đầu lúc này sẽ theo trình tự: Họ tên, Chức vụ, Công ty?

“Xin chào. Tôi là Nguyễn Văn A, hiện đang là CEO của công ty C”.

Bạn tự tin giới thiệu với mọi người rằng mình đang là CEO của một công ty start-up nào đó, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như công ty phá sản? Marketing Manager, chức danh cũng oai đó chứ, nhưng bạn có chắc mình đang làm tốt công việc của một Marketing Manager hay chỉ mới làm tốt được ¼ công việc đó?

Có phải những suy nghĩ này đang vô tình níu giữ chân bạn? Bạn sẽ là ai, nếu lỡ như một ngày này đó bạn mất việc/đổi việc/không làm tốt công việc mình đang đảm nhận? Sợ hãi là một điều hiển nhiên. Nhưng nếu được chọn giữa “mất việc” và “đánh mất bản thân mình”, bạn sẽ chọn điều gì?

Đừng lo, trước khi có công việc này, bạn vẫn sống. Và sau khi mất công việc này, bạn vẫn sống. Những gì bạn làm chỉ là một phần của con người bạn, không phải là tất cả.

3 – Tôn trọng để nhận được sự tôn trọng 

Ai cũng muốn được tôn trọng khi làm việc, nhưng ít người nhận ra tầm quan trọng của việc cho đi. Nếu như bạn muốn ý tưởng của mình được tôn trọng, vậy thì trước hết hãy tôn trọng ý tưởng của người khác, ngay cả khi bạn không đồng ý. Và cũng đừng xem thường ý kiến của một người có 25 năm kinh nghiệm trong nghề khi bạn vừa phát hiện ra một tin giật gân, sốt dẻo, nóng hổi. Bạn sẽ không biết chuyện gì đằng sau/xảy ra tiếp theo đâu.

4 – Xem tổn thất là cơ hội

Hầu hết mọi người rất sợ mất mát và thất bại, bởi họ cho rằng đó chính là thước đo đánh giá tính cách và con người của họ. Và nếu điều đó xảy ra thì có nghĩa rằng họ kém cỏi.

Tuy nhiên, hãy bắt đầu xem xét vấn đề này ở một khía cạnh khác. Bạn chưa được  thăng chức, có thể là vì thời điểm này bạn chưa phù hợp cho vị trí đó, và điều đó không có nghĩa là bạn sẽ mãi mãi ở yên vị trí mà bạn đang đảm nhận. Bạn mất việc, đây là cơ hội để bạn bắt đầu thực hiện giấc mơ mình đã ấp ủ bấy lâu hoặc tìm kiếm một nơi mà những giá trị của bạn sẽ được công nhận.

Những gì mà bạn đánh mất, không phải là sự mất mát, đó chính là cơ hội để bạn bắt đầu một thử thách mới.

5 – Duy trì sự khiêm tốn

Bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng. Bạn đảm nhận chức vụ gì trong công ty không quan trọng. Quan trọng là bạn cần duy trì sự khiêm tốn của mình.

Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp bạn tiếp tục phát triển. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp bạn tiếp thu những lời phê bình, những ý tưởng mới lạ từ người khác. Bạn muốn đúng, hay bạn muốn tốt hơn?

(Theo Forbes, barcode)

Nguồn:Tri Thức  Trẻ

Bài viết nổi bật

To Top