Là một người sinh ra và lớn lên ở Mỹ, ý tưởng làm việc toàn thời gian và làm mẹ ở Mỹ – một đất nước luôn đứng chót trong cách giáo dục con cái – luôn làm tôi sợ hãi.
Rina Mae Acosta là một nhà văn và người sáng lập “Finding Dutchland”. Cô cũng là đồng tác giả của cuốn sách “The Happiest Kids in the World: How Dutch Parents Help Their Kids (and Themselves) by Doing Less”, được xuất bản bởi The Experiment.
Dưới đây là chia sẻ của cô về cách nuôi dạy con tuyệt vời của các gia đình Hà Lan.
Khi Bram (anh chồng người Hà Lan của tôi) đề nghị chúng tôi chuyển đến Doorn, một ngôi làng nhỏ nằm ở miền trung Hà Lan, để bắt đầu một cuộc sống mới, tôi đã nghĩ: “Tại sao lại không thử điều đó?”.
Ban đầu tôi còn hơi e ngại, nhưng ngay khi chúng tôi có đứa con trai đầu lòng, tôi đã chuyển đến đó và bản thân cảm thấy rất ngạc nhiên bởi sự đa dạng trong lối sống của gia đình Hà Lan.
Trong nhiều năm, Hà Lan đã liên tục được xếp hạng là một trong những nơi tốt nhất để sống. Là “nhà vô địch làm việc bán thời gian” của châu Âu, người Hà Lan làm việc trung bình 29 giờ mỗi tuần – mức thấp nhất trong số các quốc gia công nghiệp hóa hiện nay, theo OECD. Người Mỹ trung bình làm việc khoảng 43 giờ mỗi tuần.
OECD là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.
Rina và gia đình của cô.
Dưới đây là điều tuyệt với mà những gia đình Hà Lan đã làm để nuôi dạy con cái của họ trở thành những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới:
Lấy “ngày của cha” làm chuẩn mực
Trẻ em Hà Lan được biết đến là những người hạnh phúc nhất thế giới, theo UNICEF, Nhóm hành động vì trẻ em nghèo ở Anh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Một phần lý là vì thời gian làm việc ngắn hơn, đặc biệt là đối với các ông bố. Có nghĩa là họ có nhiều thời gian ở nhà hơn và có những đóng góp quan trọng trong việc chia sẻ nhiệm vụ làm cha mẹ.
Vai trò của người cha đối với sự phát triển và hạnh phúc của trẻ em ngày càng được các nhà nghiên cứu công nhận. Các nghiên cứu của HBSC đã gợi ý rằng tình cảm giữa những đứa trẻ Hà Lan với cha của chúng sẽ tăng dần theo thời gian họ dành cho nhau.
Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”.
Những người cha Hà Lan tin rằng vợ chồng nên có vai trò bình đẳng trong việc nuôi dạy con cái và các công việc gia đình. Ở Hà Lan, bạn có thể nhìn thấy một người cha đẩy xe đẩy và mặc đồ cho con họ như cách mẹ bạn làm hoặc khi trẻ bị sốt, cha mẹ sẽ thay phiên nhau ở nhà và chăm sóc con.
Cách đây nhiều năm, khi tuần làm việc toàn thời gian đã giảm xuống còn 36 giờ ở Hà Lan để chống lại nạn thất nghiệp. Chính phủ đã đền bù cho những người phải làm việc 40 tiếng, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày, bằng cách cho họ nghỉ thêm nửa ngày một tuần, hoặc một ngày trong hai tuần liên tiếp.
Thời gian nghỉ này thường được các ông bố sử dụng như là “papadag”, hay còn gọi là “ngày của cha”. Ngày nay, khi ngày càng nhiều người cha Hà Lan thấy được lợi ích của việc dành thời gian với con cái, việc sử dụng “papadag” đã trở thành thông lệ.
Năm 2016, gần 50% những người cha trẻ ở Hà Lan cho biết họ nghỉ ít nhất một lần một tuần để ở nhà và tỷ lệ đó tiếp tục có xu hướng tăng.
Trong gia đình chúng tôi, Bram cũng chia sẻ ngày “papadag” của mình. Anh ấy thường cùng bọn trẻ đi mua sắm tạp hóa cho cả tuần và làm tất cả các công việc như chơi với con, giặt ủi, hút bụi, dọn dẹp nhà cửa.
Sau đó, anh ấy sẽ đưa các con đến sở thú hoặc hồ bơi. Còn đối với tôi, đó là khoảng thời gian riêng tư để bắt kịp công việc, hoàn thành bài tập viết, bài đăng trên blog và các dự án khác.
Các bà mẹ Hà Lan cũng được hưởng những lợi ích của văn hóa làm việc bán thời gian ở đây. Nhiều người vẫn tiếp tục làm việc bán thời gian ngay cả sau khi tất cả con cái họ đã bắt đầu đi học cả ngày ở trường hoặc có thể tự kiếm tiền nuôi bản thân.
Việc nuôi dạy con ở Mỹ
Khi tôi nói với những người bạn Mỹ của mình về “papadag”, họ thường nhìn tôi với vẻ hoài nghi kiểu như: “Bạn nói có thật không vậy? Các ông bố Hà Lan chọn một tuần làm việc bốn ngày chỉ để dành thời gian cho con cái họ ư?”. Điều này có thể lạ lẫm với rất nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ, nơi mà không một bậc cha mẹ nào có thể nghĩ đến việc dành ngày nghỉ của mình để chăm sóc con cái của họ.
Tuy nhiên, điều đó không thể chứng minh rằng các ông bố người Mỹ không quan tâm đến việc dành nhiều thời gian cho con cái của họ. Trên thực tế, 63% thừa nhận rằng họ dành quá ít thời gian ở nhà và chăm sóc cho gia đình, theo khảo sát gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew.
Đối với các bà mẹ Mỹ, 53% nói rằng họ rất hài lòng với thời gian họ dành cho con cái. Tuy nhiên, ngay cả trong những gia đình mà cả bố và mẹ đều đi làm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ vẫn có xu hướng gánh vác hầu hết các công việc nhà.
Và đến nay, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia duy nhất chưa có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các gia đình trẻ dành thời gian chăm sóc em bé mới sinh của họ.
“Papadag” có phải là bí quyết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc?
Trong nền văn hóa hiện nay, nơi công việc của một người gắn bó chặt chẽ với suy nghĩ của người khác, những ông bố Mỹ có thể đối mặt với sự cô lập và kỳ thị. Rất nhiều người đàn ông thuộc thế hệ của tôi khao khát được thực hành thay tã cho con, nấu bữa tối và giặt giũ thay cho vợ của mình. Nhưng thực tế đáng buồn là trong mắt nhiều người khác, họ có thế bị coi là những kẻ nhu nhược, không có lý tưởng và sự oai nghiêm của một người đàn ông. Những áp lực từ đồng nghiệp sẽ khiến mong muốn này của họ không thể kéo dài được lâu.
Ở Mỹ, việc nuôi dạy con cái được coi là một điều riêng tư, thay vì mối quan tâm chung. Bạn đã đưa ra quyết định sinh con. Đó là sự lựa chọn của bạn và bạn phải tự đối phó với nó. Tuy nhiên, tại Hà Lan, việc này lại liên quan đến trách nhiệm của cả một cộng đồng.
Theo CNBC