Chuyện đời

6 phiền muộn nơi công sở nhân viên nào đọc xong cũng phải gật đầu đồng tình, đây cũng chính là tiếng lòng mà họ muốn gửi gắm tới sếp

Mặc dù, có những điều bạn muốn sếp hiểu rõ về mình và điều đó có thể cải thiện đáng kể cuộc sống công việc nhưng vì lý do nào đó, bạn lại giữ chúng cho riêng mình mà không dám nói ra. Kết quả là tình hình công việc có thể ngày càng trở nên không lý tưởng như bản thân bạn mong muốn.

“Chúng tôi cảm thấy thất vọng vì ông chủ dường như không cung cấp được sự đáp ứng hoặc hỗ trợ mà chúng tôi cần”, Julia Rock, CEO của Rock Career Development, nói với Business Insider trong một email. Chẳng hạn, nếu sếp của bạn không hiểu rõ về phong cách làm việc ưa thích của bạn, thì bạn có thể cảm thấy bị bó buộc hoặc bị bỏ rơi.

Rock nói: “Mặc dù trách nhiệm của người quản lý là chia sẻ những kỳ vọng của họ đối với hiệu suất và kết quả mà bạn đạt được, nhưng bạn vẫn phải có trách nhiệm lên tiếng và hỏi về những gì mình cần”.

Chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn với các nhân viên đến từ những công ty khác nhau và dưới đây là 6 điều người lao động thực sự mong muốn ông chủ của họ biết về mình:

1. “Cách tôi làm việc”                                   

6 phiền muộn nơi công sở mà nhân viên nào đọc xong cũng phải gật đầu đồng tình: Đồng thời, đây cũng chính là tiếng lòng mà họ muốn gửi tới sếp của mình - Ảnh 1.

Taylor Weidman/LightRocket via Getty Images

“Khi mới bắt đầu ở vị trí hiện tại, một điều tôi thực sự muốn ông chủ của mình biết là về cách tôi làm việc. Tôi có động lực hơn bởi việc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thay vì làm đúng số giờ quy định. Vì vậy, tôi thà nhận một danh sách các nhiệm vụ và thời gian nhất định để hoàn thành chúng còn hơn là ngày ngày phải chịu đựng một khung giờ lặp đi lặp lại tại văn phòng”, Olga Mykhoparkina, giám đốc tiếp thị tại Chanty, nói với Business Insider.

Cô ấy nói rằng có rất nhiều người giống như cô, họ phải ở trong văn phòng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, mặc dù đã hoàn thành hết công việc được giao.

“Nếu tôi có thể thành lập một công ty của riêng mình, tôi chắc chắn sẽ thiết kế một kế hoạch làm việc từ xa với giờ làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng hiệu quả với tất cả mọi người”, Mykhoparkina nói.

Shayne Sherman, Giám đốc điều hành của TechLoris, cũng nói với Business Insider rằng ông mong muốn các ông chủ cũ của mình hiểu làm thế nào để khai thác hết tiềm năng của nhân viên họ.

“Tất cả chúng ta đều có những cách khác nhau để thể hiện năng suất làm việc của mình. Vì vậy, tôi luôn tìm cách nói chuyện với nhân viên của mình để tìm ra những phương thức làm việc phù hợp nhất với khả năng của họ. Không có gì tệ hơn là khi bị áp đặt một phương thức làm việc có thể tốt cho người khác, nhưng lại ức chế khả năng làm việc tốt nhất của bạn”, ông nói.

2. “Tôi là một người hướng nội”

6 phiền muộn nơi công sở mà nhân viên nào đọc xong cũng phải gật đầu đồng tình: Đồng thời, đây cũng chính là tiếng lòng mà họ muốn gửi tới sếp của mình - Ảnh 2.

MANJUNATH KIRAN/AFP/Getty Images

David Pipp, người viết blog về tài chính cá nhân và cuộc sống thanh đạm tại trang web LivingLowKey.com và làm việc như một giám sát viên sản xuất cao cấp cho công ty thiết bị y tế lớn vào ban ngày, chia sẻ về phiền muộn nơi công sở của mình.

“Có thể sếp của tôi sẽ không bao giờ biết tôi là một người hướng nội. Tôi làm giám sát một dây chuyền sản xuất với hơn 50 nhân viên. Do vậy, tôi liên tục có những buổi thuyết trình trước đám đông, tham gia vào cuộc trò chuyện với nhân viên của mình và đến các cuộc họp với lãnh đạo cấp cao”, anh nói với Business Insider.

“Vì thế không ai có thể nghĩ tôi là một người hướng nội. Và tôi đã phải tốn rất nhiều năng lượng, sức lực của mình để giả vờ như là một người hướng ngoại trong suốt thời gian qua. Nhưng thành thật mà nói, tôi thực sự không thích nói trước đám đông hoặc phải thuyết trình trước lãnh đạo cấp cao quá nhiều”, Pipp nói.

Anh ấy không nói gì với sếp vì anh nghĩ rằng người hướng nội sẽ ít được quan tâm và gặp nhiều khó khăn trong công việc.

“Thật khó để xây dựng lòng tin và lòng trung thành trong nhóm của bạn nếu bạn không tương tác tốt với người khác hoặc trốn trong vỏ bọc của mình cả ngày. Để xây dựng một tổ đội xuất sắc và làm việc luôn đạt hiệu quả cao, thì tôi cần phải trở thành một người hướng ngoại mỗi ngày để thúc đẩy họ”, anh nói.

Điều này thực tế đã đem lại nhiều mặt tích cực cho bản thân anh. Anh cho biết “bí mật” này khiến anh phải nỗ lực không ngừng, đồng thời cũng giúp bản thân phát triển như một nhân viên và người bình thường. “Tôi có thể cân bằng nó khá tốt”, Pipp nói.

3. “Khát vọng lâu dài của tôi”

6 phiền muộn nơi công sở mà nhân viên nào đọc xong cũng phải gật đầu đồng tình: Đồng thời, đây cũng chính là tiếng lòng mà họ muốn gửi tới sếp của mình - Ảnh 3.

Per-Anders Pettersson/Getty Images

“Khi làm việc cho IBM, tôi ước các lãnh đạo trong công ty biết được khát vọng lâu dài và nhận ra tiềm năng của tôi”, Jeff Skipper, nhà tư vấn quản lý thay đổi và lãnh đạo có trụ sở tại Calgary nói với Business Insider.

Ông nói rằng ông thích bản thân gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, được thử thách ở những mức độ cao hơn, và đó chính là những gì ông làm bây giờ.

Skipper nói. “Những ngày này, khi tôi huấn luyện các nhà lãnh đạo để họ đạt được hiệu suất cao hơn, chúng tôi tập trung rất nhiều vào việc làm cho những khát vọng của họ trở nên rõ ràng và khuyến khích chia sẻ chúng”, Skipper nói.

Ciara Hautau, chiến lược gia tiếp thị kỹ thuật số hàng đầu tại Fueled, cũng mong muốn các ông chủ của mình hiểu rõ mục tiêu trong tương lai của cô là gì, cả trong và ngoài văn phòng.

Cô nói với Business Insider: “Khi tôi bắt đầu làm việc cho công ty hiện tại, tôi đã quyết định tạo ra những ranh giới mạnh mẽ với các lãnh đạo và không để họ phá hủy đam mê của mình. Tôi nghĩ rằng khi bạn bắt đầu một công việc mới hoặc được quản lí bởi ông chủ mới, bạn phải mất rất nhiều thời gian để thích nghi lại từ đầu. Bạn có thể rất muốn gây ấn tượng với người quản lý của mình bằng những cách khác nhau. Nhưng điều đó có thể dẫn đến việc khiến họ không biết bạn thực sự là ai”.

“Nhưng một khi tôi phá vỡ những rào cản đó, tôi cảm thấy cuộc sống làm việc của mình thú vị hơn rất nhiều”, cô nói thêm

4. “Tôi không muốn tổ chức mọi hoạt động công việc”

6 phiền muộn nơi công sở mà nhân viên nào đọc xong cũng phải gật đầu đồng tình: Đồng thời, đây cũng chính là tiếng lòng mà họ muốn gửi tới sếp của mình - Ảnh 4.

eldar nurkovic/Shutterstock

Rachel Davidson, người sáng lập Houston Party Ride, trước đây đã làm việc với một nhóm 18 người cho một tổ chức. Trong thời gian làm việc ở đó, cô liên tục được chọn để tổ chức các hoạt động nhóm..

Cô nói với Business Insider: “Điều tôi mong muốn người quản lý biết về tôi vào thời điểm đó là mặc dù tôi rất thích tổ chức các buổi đi chơi và tiệc tùng của nhóm, nhưng tôi vẫn muốn có thời gian nghỉ ngơi. Trước đây tôi có thể tình nguyện làm một nhiệm vụ mà không một ai trong đội muốn, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi muốn làm chúng nhiều lần khác”.

“Tôi luôn cảm thấy rằng tôi đã bỏ lỡ tinh thần đồng đội trong những sự kiện này. Bởi vì tôi phải chạy đi chạy lại khắp nơi và không có thời gian để trò chuyện với họ”, cô nói.

5. “Tôi ước ông chủ biết về căn bệnh tôi mắc phải”

6 phiền muộn nơi công sở mà nhân viên nào đọc xong cũng phải gật đầu đồng tình: Đồng thời, đây cũng chính là tiếng lòng mà họ muốn gửi tới sếp của mình - Ảnh 5.

Ben McCanna/Portland Press Herald via Getty Images

Olivia Sod, một chuyên gia tư vấn về sự nghiệp và lối sống của con người, đang điều hành trang web TheDIYFeminist.com, và cũng là một giáo viên tiếng Anh trực tuyến chia sẻ: “Tôi ước ông chủ biết về bệnh căn bệnh của tôi, chứng rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt. Đặc trưng của căn bệnh này là 10 ngày trước kinh nguyệt, tôi sẽ trở thành một người khác. Năng lượng trong tôi sẽ trở nên cạn kiệt và tôi sẽ bật khóc mà không có lý do”.

“Những lúc như vậy, tôi đều không dám nói ra sự thật mà sẽ viết email xin nghỉ với lý do mắc một căn bệnh khác chẳng hạn như đau ốm”, cô nói.

Tương tự Olivia Sod, có một người với bút danh là Dara chia rẻ với Business Insider, cô mong muốn các sếp của mình biết về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý của cô, hay còn gọi là ADHD.

Cô ấy nói rằng chứng ADHD là thứ mà cô cần phải đấu tranh trong suốt phần đời còn lại. Mặc dù vậy, cô vẫn chăm chỉ, nhiệt tình và háo hức. Đôi khi sự háo hức đó có thể dẫn đến những sai lầm nhỏ, nhưng vẫn dễ sửa chữa.

“Tôi phải làm việc trong hoàn cảnh đó mà không ai hay biết. Các lãnh đạo sẽ chỉ nghĩ tôi là người thất thường và không muốn giao những nhiệm vụ quan trọng cho tôi. Vì vậy, các ông chủ, hãy cố gắng hiểu cho tôi. Hãy tạo không gian thoải mái giữa chúng ta và cùng nhau ngồi xuống bàn luận về những giải pháp khiến cả hai đều thấy hài lòng”, cô nói thêm.

6. “Tôi ước họ nói cảm ơn nhiều hơn”

6 phiền muộn nơi công sở mà nhân viên nào đọc xong cũng phải gật đầu đồng tình: Đồng thời, đây cũng chính là tiếng lòng mà họ muốn gửi tới sếp của mình - Ảnh 6.

Cyrus McCrimmon/The Denver Post

Đồng sáng lập của Fortunly.com, Igor Mitic mong muốn ông chủ thừa nhận những nỗ lực của ông thường xuyên hơn.

“Tôi ước ông chủ của mình nói những câu như:  “cảm ơn” và “làm tốt lắm” nhiều hơn, thay vì chỉ nhận ra những sai lầm của tôi. Thêm vào đó, tôi có thể ở lại làm việc lâu hơn nếu ông chủ cho phép tôi làm công việc của mình một cách tự do và không bị gò bó”, Mitic nói với Business Insider.

Adrienne Redelings, một bà mẹ ba con đang làm việc tại một công ty luật luôn bận rộn, cũng mong muốn cô nhận được sự củng cố tích cực hơn từ ông chủ của mình.

“Tôi ước ông chủ của mình biết tôi tận tâm với công việc như thế nào. Tôi luôn cố gắng làm hết sức mình khi đến công ty, bản thân thường đến sớm, bỏ bữa trưa và thức khuya để theo kịp yêu cầu của công việc. Tôi thậm chí đã bỏ qua thời gian ở bên cạnh gia đình để bắt kịp email công việc vào buổi tối, để giảm tải gánh nặng cho ngày hôm sau”, Redelings nói.

“Mặc dù, tôi có thể hoàn toàn hiểu về mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý, nhưng thật khó để hiểu khi sếp đi đánh golf, có một bữa ăn trưa kéo dài với các đồng nghiệp hoặc giải quyết một vấn đề cá nhân khác và hỏi tôi tại sao chưa hoàn thành kịp yêu cầu của riêng của ông ấy. Trong khi đó, tôi còn có hàng trăm tài liệu và nhiệm vụ khác vẫn chưa kịp hoàn thành thì làm sao tôi có thể có thời gian đáp ứng kịp thời đề nghị của sếp được”, cô nói thêm.

Redelings nói: “Tôi biết sếp có quyền được hưởng những chuyến đi chơi dài ngày. Nhưng thật đau lòng khi tôi phải vật lộn để theo kịp các yêu cầu hàng ngày của ông ấy, để sau đó bị coi là thiếu trách nhiệm và làm việc không hiệu quả. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng các ông chủ nên dành thời gian để đánh giá khối lượng công việc của nhân viên và khen thưởng khi họ tiến bộ. Một chút đánh giá cao và sự đồng cảm sẽ khiến nhân viên trở nên trung thành và làm việc có hiệu quả hơn”.

Theo Business insider

Bài viết nổi bật

To Top